>> Trải nghiệm và năng suất

Đó là lời khuyên của ông Nguyễn Trung Dũng – Chủ tịch HĐQT & TGĐ Công ty Cổ phần DH Foods, là người đã đưa thương hiệu gia vị Việt Nam ra thị trường Quốc tế.

- Ông có thể chia sẻ việc áp dụng chuyển đổi số của DH Foods trong thời gian qua?

Việc áp dụng các phần mềm chuyển đổi số lớn IAP, trước đây chúng tôi nghĩ rằng phải đầu tư những phần mềm lớn, nhưng khi đi vào thực tế mới thấy nó không phù hợp, rất khó triển khai.

Chúng tôi đã thay đổi cách thức thực hiện, đó là đi sâu vào từng hạng mục nhỏ như: phần mềm quản lý dự án, quản lý nhân sự… có nhiều phần mềm dùng thử rồi mới phải bỏ tiền mua, trong khi đó chuyển đổi số phải đi kèm với trình độ nhật thức từ các nhân viên trong công ty đến cả nhân thức của Ban lãnh đạo công ty đây cũng là điều khó nhất, vì việc thay đổi tư duy, nhận thức, đào tạo trình độ không phải ngày một ngày hai mà làm được nó phải có thời gian.

Tôi cho rằng chuyển đổi số nên làm từ những cái nhỏ, từ những việc viết hóa đơn, việc bán hàng, marketing, quản lý nhỏ trong công ty… điều này đã mang lại hiệu quả rõ ràng. Cụ thể, năm 2021, chúng tôi kinh doanh từ các kênh siêu thị, đồng thời các sàn thương mại điện tử. Chúng tôi đã chuyển nhà phân phối truyền thống thành nhà phân phối online, qua đó xóa bỏ khái niệm nhà phân phối phải có kho hay đến trực tiếp, ở đây nhà phân phối có thể bán tất cả các kênh như tạp hóa, facebook hay zalo…. Các đơn hàng chỉ đưa lên hệ thống và công ty sẽ giao về tận nơi người nhận.

>> Mô hình 8E chuyển đổi số ngành F&B

 Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa thực sẵn sàng cho chuyển đổi số.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa thực sẵn sàng cho chuyển đổi số.

- Theo ông, khó khăn nào đặt ra cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số? lộ trình định hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp mình sắp tới như thế nào?

Theo tôi nghĩ, việc đầu tiên phải nhìn nhận là trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên có đáp ứng được công nghệ đó không, cần đào tạo nhân sự để nắm bắt được ý tưởng, yêu cầu của người sử dụng phần mềm đó. Hiện nay ngay cả các phần mềm nhỏ khi áp dụng cũng gặp nhiều khó khăn, không phải ai cũng có khả năng để học hỏi nhanh, các kiến thức này chưa được đào tạo bài bản ở trường lớp nên khi vào làm việc các công ty đều phải đào tạo lại từ đầu.

Theo tôi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không nên chuyển đổi số một cách quá đột ngột, cũng không đầu tư các phần mềm quá nhiều tiền và phức tạp vào để áp dụng. Đồng thời đưa các phần mềm nhỏ dễ làm, dễ hiểu hơn vào trong các bộ phận của công ty, tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập chung chuyển đổi số từ những cái nhỏ nhất, một phần làm tăng năng suất, phần còn lại cũng là thời cơ để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

- Ông có kiến nghị gì về chính sách đối với chuyển đổi số trong doanh nghiệp?

Hiện nay, các sản phẩm ứng dụng của nước ta đang là những sản phẩm sơ đẳng, các phần mềm này đang được dựa trên nền tảng các ứng dụng công nghệ từ nước ngoài. Vì vậy, Chính phủ cần tạo ra nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp công nghệ tạo ra nhiều phần mềm hơn nữa, đáp ứng được điều kiện cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Tạo động lực có thể bằng cách giảm thuế, ưu đãi lãi suất, hay động viên các tập thể cá nhân mạnh dạng nghiên cứu các ứng dụng mang lại lợi ích cao hơn và chi phí thấp hơn cho người sử dụng…

- Xin cảm ơn ông!