Trong cuộc họp ngày 1/8 vừa qua, FED quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,75-2%, mặc dù khẳng định kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng tích cực.

p/Tại cuộc họp ngày 1/8 vừa qua, FED quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mứcbr class=

Tại cuộc họp ngày 1/8 vừa qua, FED quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,75- 2%.

Khó trông cậy vào FED

Mặc dù GDP quý 2 của Mỹ tăng 4,1% so với cùng kỳ, mức cao nhất kể từ năm 2014, nhưng giới chuyên gia cho rằng, cuộc chiến thương mại sẽ làm tăng nguy cơ tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ. Theo đó, FED sẽ phản ứng bằng cách trì hoãn tăng lãi suất dự kiến, hoặc nếu tác động đủ nghiêm trọng, FED sẽ cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, thuế quan cao hơn cũng sẽ gây áp lực làm lạm phát gia tăng- một viễn cảnh mà FED thường giải quyết bằng cách tăng lãi suất.

 Trong 11 năm qua, kể từ cuộc khủng hoảng nhà ở năm 2007, biến thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 và GDP tăng trưởng chậm chạp sau đó, các công cụ của FED được sử dụng linh hoạt để đối phó với thách thức này.

Tuy nhiên, ông Mark Zandi, chuyên gia kinh tế trưởng của Moody’s Analytics cho rằng, trong cuộc chiến thương mại lần này, những rủi ro kinh tế đã khác, và nếu thiệt hại lớn hơn cho kinh tế Mỹ, sẽ khó trông cậy vào FED để giải cứu nền kinh tế Mỹ.

Hạn chế neo vào USD

TS. Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế chính trị thế giới cho rằng, FED gần như sẽ không quan tâm đến cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung. "Hiện nay kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu tích cực. Do đó, FED sẽ không đưa ra chính sách nào, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại”, TS. Bùi Ngọc Sơn nhận định.

Tuy nhiên, ông Sơn lưu ý rằng, Việt Nam cần chú ý đến khả năng FED sẽ tăng lãi suất thêm ít nhất 2 lần nữa trong năm nay, vì nó ảnh hưởng đến chênh lệch tỷ giá giữa USD và VND. Hiện nay, VND đang neo chặt vào đồng tiền này, nếu USD tăng giá do lãi suất, VND cũng sẽ tăng giá. Ngay lập tức, nhân dân tệ (CNY) đang gắn chặt với VND sẽ "hồi đáp" một cách tiêu cực.

"Hiện nay Trung Quốc là thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn của Việt Nam. Việc VND tăng giá trong bối cảnh NDT phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Mặc khác, hàng hóa Trung Quốc cũng được hưởng lợi về chênh lệnh giá cả, dẫn đến thị trường Việt Nam sẽ bị chiếm lĩnh nếu như chính phủ không có các biện pháp can thiệp kịp thời", ông Sơn cảnh báo.

Chuyên gia này cho rằng, đã đến lúc chính phủ và NHNN nên có chính sách điều chỉnh tỷ giá để bảo vệ nền kinh tế, đặc biệt cần bỏ dần việc neo chặt vào đồng USD; đồng thời tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp bằng các quỹ bảo hiểm rủi ro tỷ giá để có thể chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài.