Theo ông James Bullard, Chủ tịch FED St. Louis, để giải quyết bất đồng thương mại, chúng ta cần hướng tới viễn cảnh rất ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hàng rào phi thuế quan.
Chủ tịch FED St Louis James Bullard cho rằng, các quốc gia cần hướng tới rất ít hoặc không có hàng rào thuế quan.
Ông James Bullard cho rằng, ngoài Mỹ, các quốc gia khác đều ủng hộ tự do thương mại. Nếu đó thực sự là những gì chúng ta mong muốn, thì chỉ cần bỏ tất cả thuế quan và rào cản phi thuế quan.
"Tại sao điều đó không xảy ra? Bởi vì các quốc gia đang bảo vệ các ngành công nghiệp của họ. Vì vậy, họ cũng chính là những nước bảo hộ thương mại", ông James Bullard nhấn mạnh.
Thị trường đã thực sự quan ngại kể từ khi Tổng thống Donald Trump khơi mào một cuộc xung đột thương mại với Trung Quốc và các đồng minh ở EU, Canada và Mexico. Đến nay, Mỹ và Trung Quốc đã nhiều lần trả đũa bằng thuế quan với nhau, và đe dọa tiếp tục áp dụng biện pháp này.
Có thể bạn quan tâm
05:30, 06/08/2018
17:44, 05/08/2018
11:00, 02/08/2018
04:30, 28/07/2018
16:30, 25/07/2018
11:04, 21/07/2018
04:30, 20/07/2018
13:51, 19/07/2018
"Để đáp trả lại biện pháp thuế quan của chính quyền Trump, các quan chức Trung Quốc đã kêu gọi tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Nhưng các chính sách của Trung Quốc cho thấy họ từ lâu đã thực hiện bảo hộ các ngành công nghiệp của mình", ông Bullard nói.
Trên thực tế, Bắc Kinh đã trợ giá rất nhiều cho các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra một sân chơi không công bằng cho toàn cầu, và đã giới hạn nghiêm ngặt quyền sở hữu nước ngoài đối với hầu hết các lĩnh vực. Bắc Kinh không cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận bình đẳng với các ngành công nghiệp, và áp dụng những thực tiễn như chuyển giao công nghệ bắt buộc, yêu cầu các công ty quốc tế hoạt động ở Trung Quốc chia sẻ công nghệ và hoạt động mà không được bảo vệ đầy đủ tài sản trí tuệ của họ. Mỹ và các doanh nghiệp nước ngoài khác hoạt động tại Trung Quốc từ lâu đã kêu gọi quốc gia này cải cách ở những khía cạnh này.
Một phần được thúc đẩy bởi áp lực thuế quan, Bắc Kinh đã cam kết sẽ đẩy nhanh tốc độ cải cách để mở cửa nền kinh tế và nới lỏng các giới hạn đối với đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đến nay, việc cải cách này chưa có nhiều tiến triển.
Trong khi đó, EU đã áp mức thuế cao hơn Mỹ, với thuế quan trung bình của EU đối với hàng hóa của Mỹ là 5,2%, so với mức 3,5% mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa châu Âu, theo tính toán của Trung tâm Kinh tế Quốc tế Ifo tại Munich.
EU hiện áp thuế 10% đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ - so với mức thuế 2,5% mà Mỹ áp dụng đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu. Cuộc họp của Trump với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vào ngày 25 tháng 7 vừa qua đã trì hoãn tăng thuế quan khi hai bên vạch ra một cách tiếp cận hướng tới chế độ thuế quan bằng 0 đối với một số hàng hóa.
Ông Bullard không nói rằng ông không hoàn toàn ủng hộ chính sách thương mại của Tổng thống Trump, nhưng chính quyền Trump có thể đã đưa các đối tác thương mại toàn cầu vào một con đường mang tính xây dựng hơn.
"Điều này chắc chắn gây tranh cãi. Nhưng tôi nghĩ rằng cuộc thảo luận nên tập trung vào kết quả cuối cùng ở đây”, ông Bullard nói và cho biết, kết quả cuối cùng nên tái khởi động một cuộc tranh luận toàn cầu về thương mại và suy nghĩ về đích đến mà chúng ta muốn. Để giải quyết bất đồng thương mại, chúng ta cần hướng tới viễn cảnh rất ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hàng rào phi thuế quan.