>>Shopee ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Grab, Gojek

 

Năm 2019, Shopee đặt chân vào thị trường Mỹ Latin khi ra mắt website ở Brazil, tiếp đó là ở Mexico, Chile và Colombia năm 2021. Nền tảng TMĐT này cũng nhắm đến thị trường châu Âu khi giới thiệu sàn thương mại ở Ba Lan hồi tháng 9/2021, sau đó hai tháng lại đến Tây Ban Nha và Pháp. Shopee chào sân Ấn Độ hồi tháng 11/2021 và bắt đầu hoạt động ở Hàn Quốc từ năm ngoái.
Đáng lưu ý là những nước này được coi là khu vực thương mại điện tử “đang phát triển”, còn Mỹ và Trung Quốc được coi là thị trường “đã phát triển”. Liệu đây có phải là Shopee đang dùng chiến thuật “Lấy nông thôn vây thành thị” để đấu lại với những ông lớn tiên phong, đã thành danh ở Mỹ và Trung Quốc như Amazon hay Alibaba?
Lấy nông thôn 
vây thành thị

 

Nói về chiến lược này thì không thể không nhắc tới Viettel. Viettel bước chân vào thị trường viễn thông di động khá muộn. Hai ông lớn Mobifone và Vinaphone đã chễm chệ ngồi đó từ lâu. Trong viễn thông, thị trường các thành phố lớn là nơi sinh lời chủ lực nên nhà mạng nào cũng muốn chiếm phần tại đây.
Tuy nhiên, thời điểm Viettel bắt đầu kinh doanh viễn thông di động, Mobifone và Vinaphone đã phủ sóng rất rộng và có một tập người dùng khá ổn định tại các thành phố. “Giật” lại thị phần ở đây rất khó khăn. Một công ty khá tiên tiến hồi đó là S-fone cũng đã thất bại thảm hại trong mục tiêu này, mặc dù họ có công nghệ hiện đại, có công ty mẹ nhiều tiền chống lưng và có nhiều chương trình kinh doanh sáng tạo tương đối đi trước thời đại.
Lúc đó, tuy Mobifone và Vinaphone rất mạnh ở thành phố, nhưng họ lại đang không mặn mà và bỏ trống vùng nông thôn. Viettel liền ồ ạt và thần tốc xây dựng trạm, phủ sóng khắp vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Với lợi thế phủ sóng rộng như thế, Viettel gần như chiếm trọn thị trường nông thôn hồi đó. Từ tập người dùng này, Viettel lấn dần vào thành phố. Kết quả là Viettel đã “chia 3 thiên hạ” cùng Mobifone và Vinaphone.
>>Shopee "lấn sân" thử đồ ảo
Kẻ “đến sau” 
Shopee

 

Nhắc đến TMĐT thì Mỹ và Trung Quốc chắc chắn là hai nước dẫn đầu. Ở đó, những Amazon, eBay, Alibaba đã là những người tiên phong, chiếm vị trí gần như khó có thể đánh bại. Chiến trường TMĐT bây giờ có lẽ nằm ở các nước còn lại.
Shopee, theo ghi nhận thì chưa bao giờ là “kẻ đến sớm”. Shopee bắt đầu hoạt động tại Đông Nam Á từ năm 2015, trong khi TMĐT của khu vực này đã manh nha từ năm 2010 với Tokopedia hoặc Bukalapak ở Indonesia hay Lazada và Zalora.
Tuy nhiên, cái Shopee làm được và làm tốt là cho khách hàng nhiều ưu đãi, chẳng hạn phiếu mua hàng miễn phí, các khoản giảm giá, giao hàng không tốn phí. Họ cũng sở hữu nhiều chiến lược marketing tích cực và tạo nhiều tiếng vang.
Với chiến lược này, Shopee thành công ở Đông Nam Á, trở thành nền tảng TMĐT lớn nhất khu vực với 343 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Tuy xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn so với Tiki hay Lazada, nhưng chỉ sau khoảng 3 năm, Shopee đã vươn lên thành sàn TMĐT được truy cập nhiều nhất Việt Nam.
Tuy nhiên khi Shopee vươn mình ra các thị trường khác, liệu họ có áp dụng chiến dịch tương tự? Và liệu các chiến dịch này có giúp Shopee trở thành gã khổng lồ TMĐT toàn cầu sau Amazon và Alibaba không?
Câu trả lời là…
(Còn tiếp...)