>> Thu hút dòng vốn FDI vào ngành điện tử

Nhiều rào cản trong cơ chế

Thiếu điện không chỉ là nỗi lo trong mùa khô năm nay, mà còn trong nhiều năm tới. Theo dự báo, tổng công suất các nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 đạt khoảng 125 -130 GW, sản lượng điện khoảng 550 – 600 tỷ kWh. Để đạt được mục tiêu này trong giai đoạn 2021-2030, ngành điện cần lượng vốn đầu tư rất lớn, bình quân khoảng 13 tỷ USD/năm, song nguồn vốn trong nước chưa thể đáp ứng được nhu cầu này, trong khi để gọi vốn nước ngoài thì phải cho các đối tác thấy được dự án ít rủi ro và tỷ suất sinh lời cao. Do đó, bài toán phát triển hạ tầng điện năng đang cần lời giải về cơ chế huy động vốn, cơ chế giá, phí bán điện, truyền tải điện...

 Bài toán phát triển hạ tầng điện năng đang cần lời giải về cơ chế huy động vốn, cơ chế giá, phí bán điện, truyền tải điện...

Bài toán phát triển hạ tầng điện năng đang cần lời giải về cơ chế huy động vốn, cơ chế giá, phí bán điện, truyền tải điện...

Về vấn đề này, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh cho biết, ngoài câu chuyện về công suất đặt của các nguồn điện, chúng ta cũng phải nói tới chất lượng của điện năng cung cấp, các dạng nguồn truyền thống mà hệ thống điện Việt Nam đang dựa vào gồm thủy điện, các dạng nguồn cơ bản sử dụng nhiên liệu hóa thạch như điện than chiếm khoảng hơn 30% và có một phần điện khí từ các nguồn khí trong nước sản xuất được chiếm khoảng 10%. Nhưng trong giai đoạn khoảng 2-3 năm trở lại đây, do việc nguồn điện mặt trời, điện gió được đầu tư rất mạnh, các dạng nguồn này công suất đầu tư cao nhưng huy động thì chỉ được một nửa, hoặc một phần ba so với các dạng nguồn truyền thống.

“Mà Trung tâm Điều độ quốc gia bao giờ cũng phải điều động nguồn điện gió, điện mặt trời trước khi huy động các nguồn được coi là đắt tiền hơn và ảnh hưởng đến môi trường lớn hơn. Điều này đặt ra thách thức là, với điện mặt trời thì các nguồn này chỉ bắt đầu phát điện từ khoảng 6 giờ sáng và đạt đỉnh vào giữa trưa, sau đó bắt đầu giảm sản lượng vào buổi chiều và gần như dừng hẳn từ 5-6 giờ tối trở đi. Đây là một khoảng trống rất lớn về khả năng cung ứng điện, sau khi nguồn này đã thực hiện xong chu kỳ phát điện của mình.

Do đặc thù của nguồn điện là chúng ta không thể huy động các nguồn khác dưới dạng khi cần thì huy động được ngay, mà phải có những quy trình như khởi động, duy trì và cần có một công suất duy trì nhất định. Cho nên, đây là thách thức rất lớn đối với Điều độ quốc gia trong vấn đề đảm bảo an toàn của hệ thống điện. Con số chúng ta nghe là 77.000 MW là to, nhưng bản chất 1/4 công suất đặt này là ở những dạng nguồn chưa ổn định. Để có thể biến các dạng nguồn chưa ổn định thành nguồn ổn định, thì cần phải có những khoản đầu tư phụ trợ thêm, ví dụ như pin lưu trữ, mà đây lại là những chi phí bổ sung thêm. Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rất khó khăn, để huy động đầu tư cho các dạng nguồn giúp ổn định kết cấu này và hoàn toàn phải dựa vào các nguồn truyền thống như thuỷ điện hay điện than, điện khí”, ông Sơn phân tích.

>> Xây dựng chính sách cho ngành điện ảnh (Bài 1): Bốn định hướng lớn

Dọn đường để hút vốn

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có những chuyển đổi nhất định về các định hướng cho đầu tư nguồn điện trong tương lai, thay vì câu chuyện sẽ tập trung vào đầu tư các nguồn truyền thống như thủy điện, điện than. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là để cùng đạt được sản lượng như đối với các nguồn điện than, điện khí truyền thống, thì đầu tư cho nguồn điện gió, điện mặt trời đòi hỏi cao hơn rất nhiều, có thể gấp đôi hoặc gấp ba, chưa kể các yêu cầu về hệ thống truyền tải. Mức độ về đầu tư cũng lớn hơn do tính chất phân tán của các khoản đầu tư này.

Hiện nay Chính phủ đã cân nhắc và muốn đưa vào trong danh mục đầu tư được ưu tiên trong thời gian tới, là các dự án điện gió ngoài khơi

Hiện nay Chính phủ đã cân nhắc và muốn đưa vào trong danh mục đầu tư được ưu tiên trong thời gian tới, là các dự án điện gió ngoài khơi

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh nêu ví dụ, một dự án nhiệt điện có thể tập trung 1000 MW tại địa phương, nhưng đối với các dự án điện mặt trời, điện gi, thông thường chỉ khoảng 50 - 100 hay 200 MW, mà các dự án lớn cũng chỉ đến 400-500 MW. Rõ ràng trong trường hợp này, đầu tư về mặt truyền tải để giải tỏa công suất của các dự án cũng phải tăng lên.

Một phương án nữa hiện nay Chính phủ đã cân nhắc và muốn đưa vào trong danh mục đầu tư được ưu tiên trong thời gian tới, là các dự án điện gió ngoài khơi. Các dự án này do đặc thù không bị ảnh hưởng về câu chuyện đất đai và có thể làm ở quy mô lớn hơn, tập trung được đầu tư hơn. Nhưng đổi lại, những dự án này cũng có thách thức về mặt công nghệ, hoàn toàn là công nghệ mới mà chúng ta chưa làm chủ được. Cùng với đó, bản thân các suất đầu tư của dạng nguồn này cũng khá cao và do đó, rất khó để có thể chỉ dựa vào những nguồn vốn từ đầu tư công, mà cần huy động nhiều từ đầu tư tư nhân.

Trên thực tế, mặc dù có nhu cầu vốn rất lớn, nhưng lực hút vốn vào ngành điện chưa thực sự hấp dẫn, trong khi dòng vốn trong nước chưa thể đáp ứng yêu cầu thì cơ chế giá điện vẫn chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành điện vẫn gặp một số vướng mắc về chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro tỷ giá.

Để thu hút đầu tư vào ngành điện, nhiều chuyên gia đặt vấn đề là phải điều chỉnh giá điện, ông Hằ Đăng Sơn cho rằng, nếu nói cơ chế giá điện là một điều kiện tiên quyết thì chưa chính xác. Vì nhà đầu tư khi nhìn vào danh mục đầu tư tại Việt Nam, họ sẽ có rất nhiều cân nhắc khác nhau ngoài vấn đề giá điện, giá điện chỉ là một yếu tố trong đó thôi.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như điều kiện bảo lãnh, thuế, các thủ tục về cấp phép, hoặc đấu nối, những điều kiện này cũng tạo ra rủi ro chính sách với nhà đầu tư, khi họ đánh giá rủi ro càng cao thì chi phí dự kiến để đưa vào hợp đồng điện trong đàm phán sẽ tăng lên, làm đẩy chi phí đầu tư cũng như chi phí bán điện của nhà đầu tư cho Tập đoàn điện lực Việt Nam..

Nhưng một phần nào đó, chúng ta cũng phải nhìn nhận câu chuyện giá điện là một khó khăn hiện tại cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để giải quyết triệt để. Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn bình thường mới và phải bắt đầu thúc đẩy lại nền kinh tế quay về trạng thái phát triển bình thường, thậm chí là phải tăng trưởng, nên thách thức về đầu tư cho các nguồn điện, hay cân đối các chi phí cho sản xuất điện cũng phải được xem xét. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi chi phí về nhiên liệu tăng rất cao như giá xăng dầu, giá than, giá khí... Khi chúng ta bắt đầu hòa nhập vào nền kinh tế thị trường chung, thì việc bắt buộc điều chỉnh theo giá thế giới là không thể tránh khỏi.

“Về giải pháp, chúng ta nên nhìn nhận vào các thách thức mà các nhà đầu tư phải xem xét, trước khi có thể bỏ tiền vào đầu tư tại Việt Nam trong ngành điện. Trong đó là câu chuyện liên quan đến thể chế, chính sách, đặc biệt là vấn đề về khung pháp lý. Vừa qua, đại diện của Bộ Kế hoạch Đầu tư đã giải thích rằng, phía Bộ cũng đã đề xuất lên Chính phủ và đã được luật hóa một loạt các luật nhằm điều chỉnh cơ chế về đầu tư, ví dụ như luật đầu tư công riêng dành cho các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn công, rồi luật đầu tư năm 2020 được gọi là luật đầu tư tư nhân để cố gắng đưa ra các chỉ dẫn giúp các nhà đầu tư tư nhân có thể nhận được lợi ích gì khi đầu tư vào Việt Nam, như thuế, đất đai, các cơ chế cấp phép...  Ngoài ra, chúng ta còn có luật rất đặc thù là luật đối tác công tư PPP, nó nằm ở giữa hai luật đầu tư công và luật đầu tư tư nhân, thay cho câu chuyện nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề về phát triển điện lực, thì nhà đầu tư tư nhân sẽ đưa tiền vào thay cho nhà nước, cho các cơ quan chính quyền thực hiện những nghĩa vụ này. Do đó, họ cũng sẽ được bù đắp bởi các cơ chế như bù trừ rủi ro, chia lãi, chia lợi ích từ các vấn đề đầu tư.

Có thể thấy, Việt Nam đã cố gắng nỗ lực rất lớn trong câu chuyện tạo hành lang pháp lý tốt để thu hút các đầu tư tư nhân trong thời gian tới. Tuy nhiên để thực hiện các luật này, chúng ta cần phải đi kèm với một loạt các câu chuyện về thể chế, ví dụ khi đưa ra các quy định như thế, thì vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ như thế nào. Khi có những dạng đầu tư mới, đòi hỏi những yếu tố như liên vùng, liên bộ, mà một hoặc hai Bộ chủ quản không thể giải quyết được bài toán này, phải có sự tập trung chỉ đạo từ Chính phủ, giải quyết các khó khăn của nhà đầu tư.  Sau tất cả các vấn đề này, chúng ta mới có thể nói đến những vấn đề về vốn, về cơ chế hỗ trợ sau, chẳng hạn đầu tư các lưới điện để giải tỏa truyền tải điện như thế nào”, ông Hà Đăng Sơn chia sẻ.