Điện ảnh, không chỉ là một lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, mà còn được xem là một bộ phận của kinh tế sáng tạo.
>>Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Sẽ có "phí xem phim"
Với sự phát triển và phổ biến của công nghệ số, điện ảnh trở thành một ngành kinh tế tiềm năng, đặc biệt hình thức truyền hình trực tuyến theo yêu cầu (Video on demand/ VOD) đem lại lợi ích cho người dùng về cơ hội trải nghiệm dịch vụ theo nhu cầu, cho doanh nghiệp về cơ hội kinh doanh và cho quốc gia về khả năng quảng bá hình ảnh đất nước cũng như cơ hội tạo ra việc làm, phát triển các ngành nghề liên quan (du lịch, thời trang, ẩm thực, giao thông vận tải).
Theo kết quả nghiên cứu của AlphaBeta, nền kinh tế sáng tạo đã và đang là một ngành đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm hơn 3% GDP, 6% việc làm và gần 4% kim ngạch xuất khẩu. Hơn 37.000 người tại Việt Nam có thể có việc làm vào năm 2025 nhờ vào đầu tư dịch vụ VOD. VOD có thể giúp tăng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thêm 5,1 triệu lượt và tăng chi tiêu cho du lịch thêm 5,8 tỷ USD từ năm 2023-2030.
Cơ hội thứ hai cho điện ảnh
Sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng kỹ thuật số trong vòng 10 năm qua đã mang lại “cơ hội thứ hai” cho ngành công nghiệp điện ảnh nói riêng, công nghiệp văn hoá và sáng tạo nói chung.
Tận dụng được cơ hội này, ngành có thể đạt được hai mục tiêu là điện ảnh trở thành một ngành kinh doanh mũi nhọn và ngành phải có được những tác phẩm/thành tựu văn hoá – sáng tạo đạt tầm vóc toàn cầu.
Để làm được điều đó, chính sách cho ngành công nghiệp điện ảnh cần đảo ngược mô hình phát triển theo kiểu “kim tự tháp” ngược hiện nay. Đó là thay vì ưu tiên và đầu tư cho lĩnh vực phim nghệ thuật, chính sách đầu tư và quản lý cần hướng tới ưu tiên phát triển thị trường công nghiệp và dịch vụ điện ảnh. “Chân đế” ở đây là hệ sinh thái dịch vụ với các doanh nghiệp làm sáng tạo nội dung, dịch vụ quay phim, âm thanh, ánh sáng và dịch vụ hậu kỳ khác.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong hệ sinh thái nội dung số (VOD – video on demand) nhờ vào bối cảnh kỹ thuật số bùng nổ. Khi có “chân đế” vững, nền điện ảnh sẽ được hưởng lợi và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao sẽ đến như làm một kết quả của thị trường điện ảnh phát triển vững mạnh.
>>Luật Điện ảnh sửa đổi cần “cởi trói” cho doanh nghiệp
Bốn định hướng của Quốc hội về Xây dựng Luật Điện ảnh
Thứ nhất,Dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho khuyến khích mọi tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động điện ảnh. Nhận thức mới về điện ảnh, xác định vừa là ngành nghệ thuật sáng tạo, vừa là ngành kinh tế đóng góp lớn cho xã hội, phát triển ngành công nghiệp điện ảnh cũng đặt trong quan hệ với ngành nghề khác như du lịch thời trang ẩm thực vui chơi giải trí vừa có sản phẩm tốt vừa tạo sân chơi công bằng, minh bạch trong mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện ảnh.
Thứ hai, Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi phải đảm bảo tôn trọng quyền và lợi ích của các tổ chức cá nhân là quyền khả năng sáng tạo của tổ chức tham gia các hoạt động điện ảnh nâng cao chất lượng các bộ phim đáp ứng ngày càng cao sự hưởng thụ của người dân.
Thứ ba, Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, đảm bảo hiệu lực hiệu quả trong quản lý Nhà nước huy động được nguồn lực tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điện ảnh.
Thứ ba, Dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi, đảm bảo hiệu lực hiệu quả trong quản lý Nhà nước huy động được nguồn lực tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điện ảnh.
Thứ tư, Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu hướng của thế giới đồng bộ về pháp luật. Chỉ Luật Điện ảnh không tự mình thúc đẩy điện ảnh phát triển mạnh mẽ mà còn có nhiều luật cộng hưởng. Việc Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế, Luật Phí và lệ phí, Luật An ninh mạng... tác động lớn phát triển công nghiệp điện ảnh, do đó cần đồng bộ được trở nên khả thi.
Có thể bạn quan tâm
10:51, 13/11/2021
03:50, 06/11/2021
08:42, 01/11/2021
04:20, 31/10/2021