Ps: Hình đồ thị cung cầu trong tình huống nCov được biểu diễn bởi một chuyên gia.

Hình đồ thị cung cầu trong tình huống nCov được biểu diễn bởi một chuyên gia.

Ở trong những tình huống như thế này thì vấn đề thị trường sẽ được giải quyết bằng “nghệ thuật chính trị” chứ không hẳn đơn thuần bằng khoa học kinh tế.

Bởi nếu chỉ dựa trên nguyên tắc kinh tế, thì chính những thị trường cổ vũ nhiệt thành cho thị trường tự do nhất như Mỹ thì doanh nghiệp lại kêu gọi sự cứu trợ của chính phủ nhiều nhất.

Trong khủng hoảng 2008, chính xác là 90 ngân hàng, tổ chức tài chính được chính phủ bảo trợ hoạt động và cứu trợ.

Đó là chưa tính các đồng nghiệp của họ ở EU cũng nhận được những trợ giúp tương tự.

EU bỏ qua những nguyên tắc nền tảng của Hiệp định chung để cứu trợ chính phủ của những nước thành viên - đây là ưu tiên chính trị / kinh tế. Cá biệt là Cyprus (Síp), người ta còn áp dụng cả đến chính sách “Bail-In” thay vì chỉ là “Bail-Out” như thường thấy.

Drop death - hãy để chúng chết đi theo đúng tinh thần tự do kinh tế laisez faire (aka: mặc kệ nó) thì chưa khi nào đúng trên thực tế. Tất nhiên mọi quan điểm của các chuyên gia, nếu đúng và có thể, bổ sung vào khung lý thuyết nghiên cứu thì cũng đáng quý.

Theo mình, nếu việc áp giá trần là cần thiết (can thiệp của nhà nước) thì việc nhu cầu vẫn tăng đột biến sẽ gây áp lực lên chi phí đầu vào - cung khi doanh nghiệp (tư nhân), và nếu nguồn cung phải được đảm bảo chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp tư nhân thì đằng sau mệnh lệnh hành chính, nếu có, phải là một chính sách hỗ trợ tài chính phù hợp cho doanh nghiệp tham gia vào công tác chính trị.

Như vậy, nếu sự can thiệp là có, nhà nước phải trợ giá sản xuất trong khi vẫn đảm bảo mức giá trần trong giai đoạn đầu, và sau đó là phải có biện pháp để giảm nhu cầu (tâm lý) để giảm áp lực đường cung, từng bước qua thời gian khiến giá thành giảm xuống cùng với hiệu quả của việc khống chế dịch bệnh.

Điều cần nhớ là trong tình huống này mang cung-cầu ra mà phân tích khẩu trang trong bối cảnh nCoV có thể là không phù hợp, và nếu có thì cần phải phân tích dựa trên nguyên tác “Centuris paribus” nữa, chứ không duy chỉ là lý thuyết cung cầu.

Còn yếu tố sự co dãn của cầu nữa: vì trong trường hợp như nCov, ở một mức giá được tăng cao nào đó mà khả năng chi trả của đa số người dân là có thể thì dù giá có tăng nhưng cầu vẫn không co dãn.

Nhưng nếu giá tiếp tục tăng cao vượt mức khả năng chi trả của đa số người dân thì họ sẽ bị thiệt thòi và điều đó liên quan đến yếu tố công bằng xã hội và sự bảo trợ của nhà nước - tức tính chính trị.