Cụ thể, từ năm 2015, dự án cấp nước thô nói trên có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Cấp nước Sông Lam (thuộc Tập đoàn Tuấn Lộc) đại diện chủ làm đầu tư chính thức đi vào hoạt động. Dự án đảm bảo cung ứng nguồn nước thô được lấy từ sông Lam với công suất thiết kế 200.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho Nhà máy nước Cầu Bạch và Nhà máy nước Hưng Vĩnh. Chủ đầu tư cũng đã tiến hành xây lắp hệ thống tuyến ống cấp nước dài hơn 13.000 m đi qua 5 xã và thị trấn Nam Đàn và trạm bơm nước với quy mô hơn 3.000m2.

Cũng sau khi dự án cung cấp nước thô được đi vào hoạt động thì từ 1/5/2016, giá nước sinh hoạt dành cho người dân TP Vinh và vùng phụ cận chính thức điều chỉnh lên mức giá 8.600 đồng/m3, tăng gần 20% so với mức cũ. 

Nghệ An yêu cầu hủy bỏ lộ trình điều chỉnh giá nước thô 2 năm một lần

Nghệ An yêu cầu hủy bỏ lộ trình điều chỉnh giá nước thô 2 năm một lần

Trước đó vào ngày 28/1/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã ký thỏa thuận dịch vụ cung cấp nước thô là Công ty TNHH MTV cấp nước Sông Lam với thời hạn 14 năm, bắt đầu từ tháng 6/2016, với giá bán năm đầu tiên là 1.950 đồng/m3 nước thô. Theo bản cam kết này thì đơn vị cấp nước thô sẽ được phép điều chỉnh tăng giá bán 2 năm/lần và mỗi lần tăng thêm 12%.

Thế nhưng, mới đây vào ngày 5/11/2018, UBND tỉnh Nghệ An đã ra văn bản số 8463 yêu cầu hủy bỏ một số điều khoản trong đó có nội dung ngừng việc tăng giá mua nước thô đầu vào như đã cam kết trước đó.

Đáng chú ý là tỉnh Nghệ An yêu cầu hủy bỏ lộ trình điều chỉnh giá nước thô 2 năm một lần, mỗi lần tăng 12%, trong vòng 14 năm bắt đầu từ năm 2016 đến 2030.

Theo đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An thì việc yêu cầu hủy bỏ một số nội dung trong đó có lộ trình tăng giá nước thô 2 năm/lần, mỗi lần tăng 12% là để các Sở, ban, ngành nghiên cứu lại phương án kinh tế khả thi hơn.

Trả lời báo Diễn đàn Doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp nước sông Lam không đi sâu vào phân tích nguyên nhân vì sao. Ông Nguyễn Hồng Sơn chỉ thông tin rằng, việc UBND tỉnh Nghệ An ra văn bản như vậy thì nhà đầu tư không có ý kiến gì cả và cũng mong chính quyền có những chỉ đạo sớm nhằm đưa ra phương án làm sao hài hòa lợi ích cả 2 bên.