Đó là nhận định của Bà Diana Torres, Trợ lý trưởng đại diện, Trưởng phòng Quản trị công tại buổi khai giảng Khóa tập huấn giảng viên nguồn: Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp Quốc UNDP Việt Nam, nhà tài trợ Citi Foundation,  VSMA và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam (CE Hub) tổ chức.

Bà Diana Torres, Trợ lý trưởng đại diện, Trưởng phòng Quản trị công tại buổi khai giảng Khóa tập huấn giảng viên nguồn: Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động

Bà Diana Torres, Trợ lý trưởng đại diện, Trưởng phòng Quản trị công tại buổi khai giảng Khóa tập huấn giảng viên nguồn: Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động

Bà Diana Torres cho rằng, ngày nay, khái niệm “khởi nghiệp tạo tác động” đã không xạ lạ với chúng ta. Ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn con đường khởi nghiệp tạo tác động xã hội, mô hình vừa hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp, vừa tạo ra những tác động tích cực tới môi trường và xã hội. Trong suốt 5 năm qua, Chương trình phát triển liên hợp quốc, UNDP tại Việt Nam, thông qua dự án Youth Co:lab, đã không ngừng hỗ trợ, trang bị cho các nhà khởi nghiệp trẻ với kỹ năng, kiến thức và phát triển mạng lưới khởi nghiệp tạo tác động.

Đồng sáng lập vào năm 2017 bởi Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ Citi, Youth Co: Lab nhằm mục đích thiết lập một chương trình nghị sự chung cho các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, đầu tư và trao quyền cho thanh niên để thúc đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua tăng cường kỹ năng lãnh đạo, đổi mới sáng tạo xã hội và tinh thần khởi nghiệp. Thông qua việc phát triển, bồi dưỡng những kỹ năng của thế kỷ 21, liên tục hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp của người trẻ và các doanh nghiệp xã hội trong khu vực, youth Co:lab đã, đang và sẽ luôn đặt người trẻ ở trung tâm và coi đây là nguồn lực tiên phong để giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của quốc gia và khu vực, bà Diana Torres chia sẻ.

Toàn cảnh Zoom Khóa tập huấn giảng viên nguồn: Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động

Toàn cảnh Zoom Khóa tập huấn giảng viên nguồn: Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động

Hiện Youth Co: Lab đã được triển khai tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp Châu Á Thái Bình Dương. Youth Co: Lab Viet Nam được bắt đầu vào năm 2018, và kể từ năm 2021, UNDP Việt Nam phối hợp cùng Chương trình Khởi nghiệp quốc gia, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động dự án, bà Diana Torres nhận định.

Theo bà Diana Torres đến nay, Youth Co: Lab tại Việt Nam đã đào tạo hơn 500 doanh nhân trẻ, trong đó 30% có hoàn cảnh khó khăn, 110 cố vấn khởi nghiệp, hỗ trợ 35 công ty khởi nghiệp bằng cách cung cấp sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Hơn 500 thanh niên đã tham gia các cuộc đối thoại chính sách quốc gia ở cấp địa phương và trung ương để vận động cho các hoạt động kinh doanh có tác động xã hội, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của thanh niên. Năm 2022, YCL sẽ được triển khai tập trung vào chủ đề chính là “Kinh tế tuần hoàn”.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. với cam kết này, Việt Nam chính thức trở thành 1 trong 70 quốc gia trên thế giới, cùng cam kết hành động để giải quyết một trong những vấn đề cấp bách nhất của thời đại. Quyết định này cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong khối tăng trưởng ít phát thải và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, bà Diana Torres khẳng định.

Tháng 6/2022 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng vừa ký Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, góp phần cụ thể hóa cam kết nêu trên. Đề án cũng tập trung mục tiêu về tăng cường nhận thức, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với mô hình kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế.

Theo Bà Diana Torres chia sẻ, sự phát triển năng động của kinh tế tuần hoàn là hết sức cần thiết và phù hợp với những yêu cầu hiện tại, trong công cuộc khôi phục nền kinh tế và triển khai thục hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Toàn cảnh Zoom Khóa tập huấn giảng viên nguồn: Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động

Toàn cảnh Zoom Khóa tập huấn giảng viên nguồn: Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động

Trước hết, kinh tế tuần hoàn giúp tạo ra một khuôn khổ mới cho sự mệnh “phục hồi kinh tế xanh” sau đại dịch COVID-19, mang lại một cơ hội lịch sử cho các quốc gia trên thế giới để chuyển dịch sang một mô hình phát triển bền vững và bao trùm hơn. Điều này cũng góp phần giảm thiểu các rủi ro cho các doanh nghiệp, tránh khủng hoảng sản xuất dư thừa và khan hiếm nguồn lực, đồng thời tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng bền vững và tập trung hơn vào các lợi ích xã hội giúp nâng cao năng lực kinh tế, tự nhiên và xã hội, bà Diana Torres nhận định.

Mặt khác, kinh tế tuần hoàn cũng thúc đẩy một nền kinh tế cạnh tranh hơn, nơi quốc gia có thể tận dụng sự dịch chuyển của nguồn tài chính toàn cầu để phát triển và tạo ra nhiều cơ hội việc làm bao trùm và có chất lượng hơn so với những nền kinh tế thông thường. Theo một nghiên cứu của Accenture Strategy, một nền kinh tế tuần hoàn có thể mang lại giá trị lên tới 4,5 nghìn tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tới năm 2030, bà Diana Torres chia sẻ.

Tại Việt Nam, Pandora, một nhà sản xuất trang sức Đan Mạch, cam kết khoản đầu tư 100 triệu USD để xây dựng nhà máy tại Việt Nam, được xây dựng theo tiêu chuẩn LEED Gold - một chứng nhận hàng đầu về công trình xanh, và sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng tái tạo. Việc này sẽ cung cấp hơn 6.000 việc làm cho các thợ thủ công. Một ví dụ khác là LEGO, công ty này sẽ rót hơn 1 tỷ USD vào việc xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên (trên thế giới) tại Bình Dương va tao ra 4000 viec lam trong vong 15 năm tới.

Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các thanh niên khởi nghiệp, thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư, cũng như sự quan tâm từ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong nước và quốc tế.

>> Khai giảng Khóa tập huấn giảng viên nguồn về nền kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

>> Nền kinh tế tuần hoàn: Bước đệm phát triển bền vững cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Một ví dụ là EQUO, một doanh nghiệp bền vững tại việt nam với các sản phâm thân thiện với môi trường. Equo đã lọt vào top 18 chung cuộc trong cuộc thi EPPIC 2021 (Thử thách “Giải pháp Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương) của UNDP, và trở thành 1 trong 9 startup chiến thắng tại cuộc thi dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, do Liên Hợp Quốc tổ chức - UNOPS S3i Global Innovation Challenge. Năm nay, equo đã huy động thành công 1.3 triệu đô ở vòng đầu tư hạt giống từ Nextgen Ventures, Techstars, East Ventures với đánh giá cao về các sản phẩm thay thế nhựa được làm từ các nguyên liệu như cà phê, dừa và mía.

Với mong muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp từ người trẻ, bao gồm việc nuôi dưỡng các ý tưởng về kinh tế tuần hoàn ở giai đoạn đầu, nâng cao khả năng huy động vốn, chúng tôi mong muốn được làm việc và đồng hành cùng với các anh, chị, những chuyên gia đào tạo, cố vấn, những nhà nhà đầu tư, các anh, chị là những người trực tiếp làm việc với các ý tưởng kinh doanh mới, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp, bà Diana Torres chia sẻ.

Tôi mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các anh, chị giảng viên, cố vấn trong những hoạt động tiếp theo của dự án. Chúng ta cùng nhau khai phá những "giá trị tiềm ẩn", hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, nhằm đạt được những mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Youth Co:Lab 2022, sẽ triển khai 3 hoạt động chính:

Thứ nhất, chuỗi đào tạo doanh nhân trẻ, đào tạo cố vấn khởi nghiệp, và đào tạo giảng viên nguồn (TOT) về khởi nghiệp tác động xã hội và kinh tế tuần hoàn.

Thứ hai, tổ chức Cuộc thi và chương trình ươm tạo các dự án khởi nghiệp dành cho doanh nhân trẻ nhằm tìm kiếm và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động do thanh niên lãnh đạo, định hướng ưu tiên các startup kinh tế tuần hoàn.

Cuối cùng, chúng tôi sẽ tổ chức một chuỗi các cuộc đối thoại quốc gia và quốc tế trực tuyến và trực tiếp, để kết nối các doanh nhân trẻ với các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp để thúc đẩy việc khởi nghiệp tạo tác động xã hội gắn với yếu tố Kinh tế tuần hoàn.