Nam A Bank ghi nhận chi phí trích lập dự phòng rủi ro quý 1/2021 hạch toán bằng 0. Ảnh: Thanh Niên

Nam A Bank ghi nhận chi phí trích lập dự phòng rủi ro quý 1/2021 hạch toán bằng 0. (ảnh:TN)

Ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội (SHB) báo cáo lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý 1 tăng mạnh 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 780 tỷ đồng; nợ xấu cũng tăng 21% so với đầu năm nay; tổng nợ chiếm hơn 6.136 tỷ đồng, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 59% và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 63%. Tuy nhiên, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý của SHB ghi nhận bằng 0.

Hay như Ngân hàng Nam Á (NAB) có lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 461 tỷ đồng, cao gấp hơn 3,2 lần cùng kỳ năm trước và đạt 33% kế hoạch năm 2021. Đồng thời, số dư nợ xấu của NAB cũng tăng tới 19,2% lên 887 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,83% lên 0,95%. NAB có chi phí dự phòng rủi ro quý I/2021 hạch toán bằng 0.

Trong khi đó, Bac A Bank không thay đổi số dư dự phòng rủi ro tín dụng quý I/2021, so với số dư lũy kế đầu kỳ 821.783 triêu đồng; VietCapital Bank cũng giữ nguyên số lũy kế trích lập dự phòng rủi ro từ 2020 là 153.948 triệu đồng…

Có thể thấy, nếu một đồng dự phòng rủi ro mà các ngân hàng bỏ ra vào lúc này, sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, Thông tư 03/2021/TT-NHNN cho phép “chọn” trích lập dự phòng rủi ro theo lộ trình giãn ra, cũng như trong quý được chọn thời điểm trích lập hoặc không miễn sao trong năm nay đảm bảo được tỷ lệ 30%, ngân hàng sẽ ghi được lãi cao theo tùy quý.

Song theo TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, việc lựa chọn khẩu vị rủi ro dù thuộc quyền ngân hàng, thì rủi ro này rất cao, vì nếu không thu hồi được nợ, lợi nhuận đã ghi là ảo mà nợ xấu là thật.