Từ đầu 2021, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát và tiến tới chấm dứt tình trạng than lậu.
Như trước đó Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa, mở đầu cho chiến dịch siết chặt than lậu, ngày 23/02/2012, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành bắt giữ vụ tổ chức khai thác than trái phép tại khu vực Vỉa Dày, tây Khe Sim, thuộc khai trường quản lý khai thác than của Công ty than Hạ Long (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả.
Tại hiện trường, lực lượng công an đã tạm giữ 50 người và 54 phương tiện (gồm 14 máy xúc, 36 ô tô tải, 2 xe bồn, 2 ô tô bán tải). Tang vật thu giữ tại chỗ là khoảng 100.000 tấn than, trị giá khoảng 200 tỉ đồng.
Ngoài ra, quá trình khám xét chỗ ở, nơi làm việc của các đối tượng, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thu giữ 2,7 tỉ đồng và nhiều hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Kết quả điều tra ban đầu của Công an tỉnh Quảng Ninh xác định, một số doanh nghiệp tư nhân và cá nhân bên ngoài đã thông đồng với cán bộ thuộc Công ty than Hạ Long, Công ty than Khe Sim… lợi dụng danh nghĩa thực hiện hợp đồng bốc xúc đất đá để khai thác trái phép với quy mô lớn, chiếm đoạt tài nguyên than nhằm thu lợi bất chính với số tiền lớn. Sau sự việc, than lậu cũng phần nào được kiểm soát tốt hơn.
Tuy nhiên, để chấm dứt than lậu không hề đơn giản. Bởi các hợp đồng bốc xúc, vận chuyển vủa TKV và Tổng công ty Than Đông Bắc với các đối tác tư nhân vẫn phải diễn ra. Và liệu có hay không những sự việc như trên. Thậm chí, trong rất nhiều hợp đồng của các đơn vị này có nhiều cái tên được lặp đi lặp lại (câu chuyện về những nhà thầu quen mặt sẽ được DĐDN phản ánh trong những số tới). Vì vậy, cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát và quản lý chặt chẽ hơn nữa với hoạt động này, nhằm tránh tình trạng thất thoát tài nguyên.
Ngoài ra, mới đây UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ rõ tình hình tập kết, vận chuyển, tiêu thụ than trên tuyến đường thủy có những diễn biến phức tạp; tại một số cảng bến mặc dù đã hết thời hạn được cấp phép tập kết than nhưng vẫn còn tồn lượng than lớn. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ các đối tượng có thể lợi dụng để thu mua gom than không rõ nguồn gốc, tập kết trái phép hoặc mua bán hóa đơn để hợp thức hóa nguồn gốc than.
Cá biệt xảy ra tình trạng tập kết, chế biến, kinh doanh than, sản phẩm ngoài than tại khu vực bến thủy nội địa khi không có giấy phép của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (vụ tập kết, chế biển, kinh doanh than, sản phẩm ngoài than trái phép của Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Giang Trí Dũng thuộc cụm Cảng Kim Sơn, khu công nghiệp Kim Sơn, thị xã Đông Triều).
Để chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh than trái phép trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị liên quan thường xuyên tiến hành kiểm tra đối với tất cả các khu vực tiềm ẩn xảy ra hoạt động khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh than trái phép trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm, chấn chỉnh ngay các hạn chế, tồn tại, thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước; chịu trách nhiệm nếu chậm thực hiện hoặc không kịp thời phát hiện, xử lý các tồn tại, sai phạm (nếu có) theo quy định pháp luật, để xảy ra hậu quả gây ảnh hưởng, thất thoát tài nguyên khoáng sản.
Tỉnh Quảng Ninh cũng giao Công an tỉnh chủ động nắm chắc tình hình, tổ chức đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, tập kết, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than trái phép, nhất là hành vi lợi dụng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, hành vi thông đồng, móc ngoặc giữa cán bộ, Đảng viên với các đối tượng ngoài xã hội để khai thác than trái phép, các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh than trên đất liền và các vùng nước thủy nội địa. Quá trình đấu tranh, xử lý phải truy xuất nguồn gốc than, bã sàng, đá xít, đất đá lẫn than trái phép để xử lý triệt để các vi phạm.
Khẩn trương điều tra, làm rõ, mở rộng các vụ án, các đối tượng phạm tội liên quan đến hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trái phép; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh triệt phá các băng nhóm tội phạm, nhất là các nhóm đối tượng có dấu hiệu "bảo kê", chèn ép các hoạt động sản xuất, kinh doanh than, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự tại các địa bàn khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than.
Thực tế, các giải pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn than lậu cũng đã nhiều lần được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo. Tuy nhiên, mọi việc rồi vẫn đâu vào đó. Than lậu vẫn thất thoát. Liệu sự quyết liệt lần này của Quảng Ninh có tthể ngăn được than lậu?
Có thể bạn quan tâm
Ai tiếp tay cho than lậu?
05:50, 30/03/2020
“Đế chế” than lậu Yên Phước - Bài cuối: Hồi kết còn dang dở
04:10, 06/09/2021
“Đế chế” than lậu Yên Phước - Bài 5: Thanh tra không ra sai phạm?
04:10, 03/09/2021
“Đế chế” than lậu Yên Phước – Bài 4: Hàng triệu tấn than "qua mặt" Tổ liên ngành
03:50, 02/09/2021
“Đế chế” than lậu Yên Phước – Bài 3: Nghi vấn rửa tiền
04:10, 01/09/2021