Sẵn sàng các kịch bản ứng phó đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách

Diendandoanhnghiep.vn Ngành Thuế đã sẵn sàng các kịch bản ứng phó trong triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN ngay từ đầu năm 2023.

>> Quyết liệt, hiệu quả “các chính sách hỗ trợ”

Dự toán thu NSNN năm 2023 Quốc hội, Chính phủ đã giao cho cơ quan thuế là 1.373.244 tỷ đồng. Trong đó, thu dầu thô là 42.000 tỷ đồng; thu nội địa là 1.331.244 tỷ đồng.

tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế

Công tác tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế được đẩy mạnh để doanh nghiệp, NNT nắm bắt kịp thời về chính sách thuế.

Theo Tổng cục Thuế, trong bối cảnh nguồn thu nội địa năm 2023 còn nhiều biến động, dòng tiền tạm thời nhàn rỗi trong giai đoạn nền kinh tế ngưng chệ do dịch bệnh Covid-19 đã tìm đến kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, đã mang lại nguồn thu ngay cho NSNN giai đoạn cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Đến nay, gói chính sách tiền tệ và các giải pháp lành mạnh hóa thị trường của Ngân hàng Nhà nước dự báo sẽ hướng dòng tiền vào các kênh đầu tư thực chất, tạo ra giá trị tăng thêm cho xã hội, nhưng sự chuyển hướng này cần nhiều thời gian hơn để quay vòng tạo ra lợi nhuận và nguồn thu cho NSNN.

Các chính sách miễn, giảm thuế ban hành trong năm 2022 vẫn còn ảnh hưởng đến nguồn thu năm 2023 (như giảm thuế BVMT theo Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15, Giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022) và hiện nay Chính phủ đang nghiên cứu trình Quốc hội  một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp phát triển, trước mắt, có thể sẽ làm giảm thu nội địa năm 2023 so dự toán đã tính toán, tạo áp lực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong năm 2023.

Bên cạnh đó, kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi áp lực từ sức ép lạm phát tăng cao, xung đột địa chính trị leo thang, khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng kéo theo khủng hoảng các thị trường hàng hóa khác.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến nay đã có 80 nước trên thế giới có lạm phát từ 2 con số trở lên, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đồng loạt thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ,… sẽ có thể kích hoạt cho sự suy giảm, thậm chí suy thoái kinh tế diễn ra nhanh hơn ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Là nền kinh tế có độ mở cao, những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của kinh tế thế giới đã và đang tạo sức ép lớn tới kinh tế nước ta trong năm 2023.

Doanh nghiệp

Ngành Thuế tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất các giải pháp, chính sách về gia hạn, miễn, giảm thuế, tiền thuê đất thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Chí Hùng, năm 2023, là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2021-2025, dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Tình hình sản xuất, kinh doanh trong nước tuy có một số nhân tố tích cực song nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

Trước những khó khăn kép mà nền kinh tế đang phải đối phó từ sức ép bên ngoài do bối cảnh thế giới và nội tại nền kinh tế do tác động lớn của dịch bệnh trong 2 năm qua đối với một số ngành, lĩnh vực, ngành Thuế đã xác định thu ngân sách năm 2023 và những năm tiếp theo sẽ phải đối diện với những áp lực lớn. Ngay từ đầu năm, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngành Thuế đã sẵn sàng các kịch bản ứng phó trong triển khai thực hiện nhiệm vụ thu cho cả năm 2023 và giai đoạn 2023-2025 để hoàn thành mục tiêu thu ngân sách.

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, để hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN theo dự toán được giao, ngành Thuế sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Cụ thể:

Trước hết, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính về triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023 để tổ chức triển khai các giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2023. Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2023 được Quốc hội giao.

Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất các giải pháp, chính sách về gia hạn, miễn, giảm thuế, tiền thuê đất thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; đồng thời tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp này nhằm hỗ trợ, giúp người dân, doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu.

Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán NSNN năm 2023, Nghị quyết của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, trọng tâm là công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử với 13 Đề án thành phần theo các lĩnh vực quản lý thuế.

đồng hành

Ngành Thuế tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa hệ thống thuế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phù hợp với các mục tiêu, định hướng đã đề ra tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

Tiếp tục tăng cường thực hiện chương trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về quản lý thuế và chính sách thuế, mở rộng cơ sở thuế; Kịp thời triển khai áp dụng các văn bản, chính sách pháp luật vào cuộc sống, đảm bảo minh bạch, công bằng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Đồng thời, xây dựng, nâng cấp kịp thời hệ thống ứng dụng CNTT, đảm bảo việc triển khai các quy định mới được thông suốt, hiệu quả, thúc đẩy việc chuyển đổi số trong ngành Thuế.

Tiếp tục duy trì và mở rộng các dịch vụ thuế điện tử; thực hiện điện tử hóa, số hóa các khâu trong công tác quản lý thuế. Đảm bảo cơ sở hạ tầng CNTT về hóa đơn điện tử; triển khai hiệu quả hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; đẩy mạnh các giải pháp quản lý hóa đơn điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ phân tích, chống gian lận trong quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Cùng với việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, TTHC thuế thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, để doanh nghiệp, NNT nắm bắt kịp thời về chính sách thuế, TTHC thuế và giám sát việc thực thi pháp luật của công chức thuế, ngành Thuế cũng đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế ngay từ đầu năm, tập trung kiểm tra các tờ khai, những lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là những doanh nghiệp được hưởng các chính sách gia hạn, miễn giảm tiền thuế để theo dõi chặt chẽ tránh tình trạng lợi dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để chiếm đoạt tiền thuế, dây dưa, nợ thuế.

Bên cạnh đó, rà soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để chủ động đôn đốc doanh nghiệp nộp sát với thực tế phát sinh của hoạt động kinh doanh, kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối với NNT vi phạm pháp luật về thuế theo đúng qui định của pháp luật. Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

Đến ngày 31/12/2022, tổng thu NSNN do cơ quan Thuế quản lý đạt 1.515.410 tỷ đồng, đạt 129% so với dự toán pháp lệnh, bằng 112,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa đạt 1.437.379 tỷ đồng, bằng 125,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 110,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thu thuế, phí nội địa ước đạt 1.115.916 tỷ đồng, bằng 122% so với dự toán pháp lệnh, bằng 110,3% so với cùng kỳ năm 2021.

So với dự toán, có 18/19 khoản thu, sắc thuế hoàn thành, trong đó một số khoản thu lớn như: Khu vực DNNN đạt 114,4%; DN có vốn ĐTNN đạt 117,8%; Khu vực CTN và dịch vụ NQD đạt 121,8%; Thuế TNCN đạt 138,7%; Thu lệ phí trước bạ đạt 143,9%; Thu phí - lệ phí đạt 114,1%; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 174%; Thu tiền cho thuế đất, thuê mặt nước đạt 165,2%; Thu tiền sử dụng đất đạt 154%... 62/63 địa phương và 63/64 Cục Thuế hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2022.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sẵn sàng các kịch bản ứng phó đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713859840 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713859840 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10