Thanh Hóa: Người đưa cót làng Giàng vươn ra thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Sinh ra và lớn lên ở làng Giàng, Thiệu Dương (Thanh Hóa) nơi có làng nghề đan cót truyền thống từ lâu đời, ông Dương Khắc Thành không chỉ phát triển nghề còn duy trì cho 200 hộ có việc làm, thu nhập.

Đan cót là nghề “cha truyền con nối” của người dân làng Giàng, phường Thiệu Dương, TP Thanh Hóa. Trải bao thăng trầm của lịch sử cùng tốc độ đô thị hóa, nghề đan cót nơi đây dù không còn được nhiều người mặn mà bởi thu nhập thấp, nhưng ông Dương Khắc Thành vẫn đang cố gắng để phát triển duy trì. Cót làng Giàng, trước kia được biết đến chỉ phục vụ địa phương và trong tỉnh nhưng đến nay cùng với hướng đi mới ông Thành đã liên kết với một Công ty tại Hà Nội đưa manh cót làng Giàng xuất đi nước ngoài.

Ông Dương

Ông Dương Khắc Thành đang kiểm tra manh cót của các hộ mang tới nhập

Ông Dương Khắc Thành chia sẻ, trước kia trong làng nhiều hộ còn thu mua và bao tiêu sản phẩm giống mình, nhưng đến nay trong xã chỉ còn mỗi gia đình ông còn duy trì. Ngoài bao tiêu sản phẩm cho 200 hộ dân về làm, ông phải đầu tư nguồn vốn hàng trăm triệu đồng để mua nguyên liệu vầu, nứa, luồng từ các huyện miền núi Quang Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân đưa về cho bà con làm, mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 đến 400 tấn nguyên liệu.

Làng Giàng, vốn có lịch sử phát triển lâu đời ven bờ sông Mã, nghề đan lát tại đây tồn tại từ rất lâu, nếu trước kia từ những năm 1960 là phát triển thịnh vượng các sản phẩm chủ yếu là cót, nan, rổ, rá, thúng, mủng… nhưng cót mới là mặt hàng sản xuất nhiều, nổi tiếng nhất.

Cót

Những người đan cót làng Giàng giờ đa số lao động là người già và phụ nữ, trẻ em 

Ông Thành cho biết thêm, để duy trì và phát triển tìm được thị trường phù hợp cho manh cót cũng không phải dễ, vì thị trường xuất khẩu vô cùng khó tính về mẫu mã, thẩm mĩ vì vậy cũng ưu cầu người thợ đan phải có tay nghề cao. Những năm đầu tiên kết nối được với các đơn vị đưa sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài ông cũng gặp muôn vàn khó khăn.

 "Sản phẩm xuất khẩu nước ngoài vì vậy ưu cầu kỹ thuật tay nghề của người thợ cũng phải tinh xảo. Nhưng cót là sảm phẩm truyền thống, làm thủ công từ khâu chế biến đến sản xuất, bảo quản đều thô sơ vì vậy rất dễ bị lỗi và hỏng  mốc do thời tiết. cũng rất nhiều đơn hàng không đạt ưu cầu bị trả lại hoặc bán với giá thấp hơn".

Bà Dương Thị Định cho biết: Để tạo ra một tấm cót ưng ý, đẹp, đúng tiêu chuẩn hàng xuất khẩu, thì đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, cũng như sự khéo léo. Sản phẩm đẹp phải được lựa chọn tỉ mỉ ngay từ khâu lựa nguyên liệu.

Bà

Bà Dương Thị Định, đang đan manh cót

Các công đoạn để cho ra một sản phẩm manh cót cũng khá cầu kì. Đầu tiên, người ta phải chọn loại nứa, vầu bánh tẻ, không được non, cũng không được già, dụng cụ chặt nứa là con dao rựa sắc. Tiếp đến, người dân dùng một con dao cau (dao lá bài) chẻ nan, nan chẻ xong được đem phơi khô để chỗ cao ráo, thoáng mát. Những nan đưa vào đan cót cũng lại phải lựa chọn lại một lần nữa, nan nào hỏng, không đều thì bỏ. Tấm nan cót được đan xong với kích thước trung bình dài từ 3 mét, rộng 1 mét đến 1,2 mét. Sau đó đem thì sấy, phơi khô. Nếu gặp những ngày âm u, mưa thì cót rất dễ bị mốc, tấm cót sẽ bị thâm, không trắng và hàng sẽ bị loại.

knk

Manh cót sau khi đan xong được phơi, sấy khô và đóng gói đưa đi ra Hà Nội nhập kho xuất khẩu

Ông Dương Khắc Bắc, người dân thôn 1, cho biết, trước đây nghề đan cót mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con, sản phẩm bán ra không bao giờ ế ẩm. Thế nhưng, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên, nghề đan cót đang dần mai một, có nguy cơ bị xóa sổ. Người dân không còn mặn mà với nghề nữa do thu nhập thấp so với nhu cầu cuộc sống. Hiện nay, công nhân đi làm thêm tại các công ty, nhà máy có mức lương ổn định, chỉ còn lại người già và trẻ con bám trụ với nghề này.

Bà Dương Thị Toàn cho hay, để đan cót, người đan phải khéo léo, lại vừa nhanh tay tránh bị nứa cứa, bàn tay uốn thoăn thoắt trên tấm cót dài. Trước kia nghề này tại quê hương mình rất thịnh vượng do nhu cầu của thị trường cần, nhiều gia đình có thu nhập ổn định, nuôi con cái học hành. Nhưng hiện nay, thu nhập từ nghề này ngày càng kém đi, cũng như đòi hỏi cao về tay nghề, kỹ thuật. Trong khi đó người lao động một ngày chỉ làm được từ 2 – 3 tấm, với mức thu nhập 42.000đ/tấm cót. Hiện nay đa số những hộ nhận về làm chủ yếu là người cao tuổi và học sinh tranh thủ kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn. Hiện nay, phần lớn người dân không hứng thú với nghề nữa.

Theo ông Thành, thời kỳ nghề cót thịnh vượng nhất cơ sở của gia đình thu hút trên 217 lao động, nhưng hiện nay do bà con bỏ nghề tìm công việc khác vào các công ty xí nghiệp. Vì vậy từ thu mua đến cung cấp nguyên liệu cho 200 hộ còn nhận gia công về nhà làm thì trong xưởng nhà ông chỉ còn lại 6 người làm. Trừ chi phí, hàng tháng gia đình thu nhập trên 20 triệu đồng.

Ông Dương Đình Nghị, Bí thư Đảng ủy phường Thiệu Dương cho biết: “Hiện nghề cót chỉ còn ít hộ tham gia, chủ yếu là trẻ nhỏ, người già và người dân tranh thủ thời gian nông nhàn”. Tuy ít nhưng đây chính là những người đang góp phần để nghề cót nổi tiếng làng Giàng một thời không thất truyền, bạn bè thế giới biết đến.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Người đưa cót làng Giàng vươn ra thế giới tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713602548 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713602548 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10