Thoát nguy rời sàn, nới lỏng giãn cách sẽ giúp Vietnam Airlines phục hồi

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi bổ sung gần 8.000 tỷ đồng tăng vốn, Vietnam Airlines (HoSE: HVN) thoát âm vốn chủ sở hữu và không phải rời sàn.

Thông tin từ Vietnam Airlines cho biết, hãng hàng không này đã triển khai thành công phương án phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ tại đợt phát hành đã chào bán 800 triệu cổ phiếu từ ngày 5.8.2021 đến 14.9.2021 và kết thúc với 796,1 triệu cổ phiếu được phân phối cho 27.627 cổ đông, tương ứng 99,51% tổng số cổ phiếu chào bán với số tiền thu được là hơn 7.961 tỉ đồng.

Vietnam Airlines được bổ sung đáng kể về nguồn vốn và dòng tiền, đảm bảo điều kiện niêm yết trên sàn HoSE (ảnh minh hoạ)

Vietnam Airlines được bổ sung đáng kể về nguồn vốn và dòng tiền, đảm bảo điều kiện niêm yết trên sàn HoSE (ảnh minh hoạ)

Tại đại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 vào tháng 7 vừa qua, HVN đã thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với quy mô 8.000 tỉ đồng. Trong đó, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước đã đầu tư 6.894,9 tỉ đồng để mua cổ phiếu thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước tại HVN.

Ngoài ra, cổ đông chiến lược Tập đoàn ANA của HVN cũng đã chuyển nhượng quyền mua 70 triệu cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên VNA mà không yêu cầu bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào cho việc chuyển nhượng quyền mua. Quyền mua cổ phiếu của ANA đã được phân bổ đều cho hơn 13.000 người lao động để mỗi người có quyền sở hữu cổ phiếu như nhau, không phân biệt thâm niên công tác hay vị trí làm việc.

Khoản tiền thu về sau phát hành sẽ dùng để thanh toán toàn bộ các khoản nợ quá hạn, bù đắp phần vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn tại các ngân hàng; không dùng cho các hoạt động đầu tư, mua sắm hay các hoạt động không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.

Sau đợt phát hành này, các cổ đông lớn nhất của Vietnam Airlines với tỷ lệ sở hữu tương ứng là Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (55,2%), Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (31,14%) và Tập đoàn ANA (5,62%)

Với những kết quả đã đạt được, tình hình tài chính của HVN được cải thiện đáng kể, tiếp tục mở ra cơ hội để doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tạo đà phát triển trong tương lai.

Trước đó, trong Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ gặp cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương tổ chức ngày 26/9, Vietnam Airlines đã gửi kiến nghị đến Thủ tướng, cho phép xem xét doanh nghiệp này là trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong giai đoạn ngắn có thể âm vốn chủ sở hữu.

Đại diện hãng hàng không cho biết, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh phức tạp và kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh của VNA bị đình trệ và rơi vào trạng thái khó khăn, kéo theo hệ lụy tất yếu là thâm hụt dòng tiền và suy giảm vốn chủ sở hữu. Cụ thể, riêng quý 2.2021 vừa qua, công ty bị lỗ hợp nhất hơn 4.528 tỉ đồng, nhiều hơn con số lỗ hơn 3.000 tỉ đồng của quý 2.2020. Tổng doanh thu và thu nhập khác trong quý 2 vừa qua giảm 26,5% so với quý 2.2020, tương ứng giảm hơn 1.635 tỉ đồng. Ngoài ra, còn do lợi nhuận sau thuế của các công ty con liên quan đến cung cấp dịch vụ hàng không như Vaeco, Nasco... cũng giảm mạnh.

Tuy nhiên, với các nỗ lực trong việc cải thiện dòng tiền, Vietnam Airlines đã thoát âm vốn chủ sở hữu, đồng thời giúp doanh nghiệp không phải rời sàn. Mà theo Luật Chứng khoán, doanh nghiệp sẽ bị hủy niêm yết, nếu tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/9, cổ phiếu HVN của Vietnam Airline đã đóng cửa ở mức 24.500 đồng/cổ phiếu.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu, phân tích CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng, nếu cổ phiếu HVN bị hủy niêm yết thì bắt buộc nhiều quỹ đầu tư hiện nay, sẽ phải thoái vốn khỏi cổ phiếu này do quy định của quỹ chỉ đầu tư vào doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn HOSE. Khi cổ phiếu HVN chuyển lên giao dịch trên UPCoM thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn, phát hành trái phiếu của hãng hàng không quốc gia... Trong khi đó, Vietnam Airlines là một doanh nghiệp đặc biệt, vì Chính phủ vẫn đang sở hữu trên 80% vốn điều lệ. Cho nên dù số lỗ lũy kế lớn hơn vốn chủ sở hữu như các doanh nghiệp khác, thì cũng không dẫn đến câu chuyện phá sản.

Mặt khác, việc bị lỗ liên tục của công ty là do đại dịch COVID-19 gây ra, đây là nguyên nhân khách quan không nằm trong dự báo của các doanh nghiệp. Khi kinh tế hồi phục trở lại thì hãng hàng không quốc gia cũng sẽ nhanh khắc phục việc thua lỗ này”, ông Minh đánh giá.

Được biết, từ sau 30/9, nhiều địa phương đã công kế các kế hoạch nới lỏng giãn cách, từng bước tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân trở lại cuộc sống bình thường mới, thích ứng với phòng chống dịch và an toàn trong sản xuất. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã xây dựng các phương án để "mở cửa bầu trời" với các tuyến bay nội địa, đi kèm là các điều kiện đảm bảo an toàn. Đây sẽ là điều kiện hứa hẹn phục hồi tốt hơn cho không chỉ Vietnam Airlines mà còn cho cả các doanh nghiệp trong ngành hàng không nói chung.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thoát nguy rời sàn, nới lỏng giãn cách sẽ giúp Vietnam Airlines phục hồi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714066891 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714066891 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10