Đại gia kín tiếng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuấn dự kiến sẽ chi ra hơn 300 tỷ đồng để mua 29 triệu cổ phiếu CTCK VIX.
Thương vụ mới với VIX
Cụ thể, Chứng khoán VIX hiện đang thực hiện phát hành hơn 127,7 triệu cổ phiếu mới với tỷ lệ chào bán là 1:1 (1 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền mua, mỗi quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới). Giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Gelex (GEX) đăng ký nhận chuyển nhượng hơn 29 triệu quyền mua cổ phiếu VIX trong thời gian từ ngày 20/9 đến ngày 5/10. Phương thức giao dịch là thỏa thuận trực tiếp. Số tiền dự chi (bao gồm cả chi phí quyền mua) là hơn 304 tỷ đồng.
Chứng khoán VIX ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong 6 tháng đầu năm 2021. Doanh thu hoạt động của công ty tăng gấp 3,3 lần cùng kỳ, lên 867 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gấp hơn 9 lần, lên 426 tỷ đồng, hoàn thành 97% kế hoạch năm.
Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán ghi nhận kết quả kinh doanh tăng mạnh trong nửa đầu 2021 và tiếp tục hưởng lợi trong hai quý cuối năm từ một thị trường sôi động chưa từng có.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Văn Tuấn là em ruột của bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Chứng khoán VIX. Số lượng cổ phiếu VIX mà bà Tuyết đang sở hữu là hơn 9,8 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 7,71%.
Bà Tuyết mới đây cũng đã đăng ký chuyển nhượng 7 triệu quyền mua cổ phiếu VIX trong đợt phát hành này với giá trị chuyển nhượng là 3,5 tỷ đồng, phương thức giao dịch là thỏa thuận trực tiếp.
Nếu chuyển nhượng thành công, sau đợt phát hành của Chứng khoán VIX, bà Nguyễn Thị Tuyết dự kiến nắm giữ tổng cộng hơn 14,1 triệu cổ phiếu VIX (bao gồm cả hơn 1,4 triệu cổ phiếu là cổ tức được nhận năm 2020).
Thương vụ “bom tấn” thu mua Viglacera
Kể từ khi lên ghế lãnh đạo Gelex, ông Nguyễn Văn Tuấn đã nổi lên trên thương trường là đại gia kín tiếng với những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) khủng. Cùng với đó là việc “chèo lái” Gelex phát triển rực rỡ với doanh thu tăng mạnh mẽ qua các năm. Điển hình như năm 2017, doanh thu gần đạt mốc 12.000 tỷ đồng thì tới năm 2020, con số đã đạt gần mốc 18.000 tỷ đồng. Doanh thu mục tiêu của Gelex cho năm 2021 là con số 33.000 tỷ đồng, cao gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Gelex trở thành tập đoàn đa ngành với loạt thương vụ M&A đình đám tại Công ty Cổ phần kho vận miền Nam (Sotrans), Tổng Công ty Cổ phần Đường Sông miền Nam (Sowatco), Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco)…
Bắt đầu từ tháng 4 năm 2019, một thương vụ “bom tấn” khác xảy ra trên thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam khi Gelex chính thức mua lại cổ phần Tổng Công ty Cổ phần Viglacera.
Vào tháng 10 cùng năm, Gelex thông qua công ty con là Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex tiếp tục mua thêm 30 triệu cổ phiếu VGC của Viglacera, nâng tỷ lệ sở hữu tăng lên đến 19,43% với 87,1 triệu cổ phiếu trong lần 1 và tiếp tục mua 27 triệu cổ phiếu VGC từ Bộ Xây dựng, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên đến 24,96% trong lần 2.
Tháng 10 năm 2020, hơn 94,6 triệu cổ phiếu VGC được Gelex mua thành công, mức tỷ lệ sở hữu đã tăng tới 46,07% vốn điều lệ tại Viglacera.
Ngày 6/4/2021, Tổng Công ty thiết bị điện Gelex công bố đã hoàn thành việc nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% tại Tổng Công ty Viglacera, tiến tới hợp nhất kết quả kinh doanh.
Tại thời điểm này, việc hợp nhất Viglacera sẽ đem tới nhiều lợi ích cho Gelex như là cải thiện biên lợi nhuận gộp cũng như chỉ các chỉ tiêu tài chính hiện nay (của Gelex giao động trong khoảng từ 15-17%, trong khi biên lợi nhuận gộp của Viglacera là 25%); cải thiện hệ số vay nợ, giúp giảm chi phí vốn vay và gia tăng khả năng huy động vốn dài hạn; kỳ vọng tăng trưởng về doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế lần lượt là 59%, 86% và 156%.
Có thể bạn quan tâm
11:42, 15/09/2021
13:00, 19/07/2021
05:00, 17/05/2021
11:15, 22/04/2021