Trong bối cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19 có điểm sáng là sức sống của doanh nghiệp và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân.
>>Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần gắn với thực tiễn
Những năm năm qua, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối mặt với muôn vàn khó khăn vì đại dịch COVID -19 diễn biến ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh thành trong cả nước vừa phải oằn mình chống dịch vừa nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để duy trì và phát triển kinh tế. Thế giới đang trở nên mong manh hơn trước yêu cầu phát triển bền vững.
Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong năm 2021 cho thấy xấp xỉ 94% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, khoảng 71% doanh nghiệp tiếp tục giảm doanh thu so với năm trước đó, 96% doanh nghiệp gặp các vấn đề liên quan đến tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền, quản lý nhân công hoặc đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh như vậy, cả Trung ương, địa phương và quốc tế đều cùng hợp sức ứng phó COVID-19, nỗ lực duy trì vận hành của doanh nghiệp, bảo vệ doanh nghiệp, người lao động. Dù trong bối cảnh khó khăn đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng” rất cơ bản, đặc biệt, sức sống của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện khắc nghiệt của đại dịch chính là điểm sáng nổi bật của bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021.
Năm 2021, nền kinh tế đã đón nhận 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 43.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên đến gần 160.000 doanh nghiệp. Như vậy bình quân mỗi tháng trong năm 2021 đã có 13.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Điều này thể hiện nỗ lực tái cấu trúc và thích ứng của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Đại hội VCCI lần thứ VII tổ chức thành công và đã đi đến thống nhất về Tầm nhìn và Sứ mệnh của VCCI trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đó là Tầm nhìn: Doanh nghiệp vững mạnh - Quốc gia hùng cường, thịnh vượng; đó là Sứ mệnh liên kết, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp bền vững, văn minh, hội nhập và ngang tầm thế giới. VCCI cũng đã xác định các phương hướng, mục tiêu cùng với 06 nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm và đặc biệt là 03 đột phá chiến lược của nhiệm kỳ mới. Vì vậy, VCCI sẽ luôn đồng hành, là chỗ dựa, là mái nhà chung của các doanh nghiệp, là tiếng nói, cầu nối giữa doanh nghiệp với Đảng, Nhà nước và xã hội, là “hạt nhân” gắn kết cộng đồng doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp khởi nghiệp.
Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp. Việt Nam xếp hạng 59/100 quốc gia. Hệ sinh thái TP. HCM tăng 46 bậc, xếp vị trí 179; Hà Nội tăng 5 bậc lên vị trí 191. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore. Điều này thêm một lần nữa khẳng định, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
VCCI đơn vị tiên phong trong hành trình thắp lửa khởi nghiệp ở Việt Nam. Hàng vạn thanh niên đã tham gia và hàng nghìn dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo cũng như hàng nghìn nhà khởi nghiệp đã trưởng thành từ chiếc nôi này. Năm 2021 lại tiếp khẳng định sự nỗ lực của VCCI trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế (UNDP Việt Nam), cùng phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp mới bằng việc đưa nội dung khởi nghiệp tạo tác động vào giảng dạy cho các startup, giảng viên, cố vấn với mong muốn các doanh nghiệp trẻ/doanh nghiệp khởi nghiệp có những sản phẩm hướng đến phát triển bền vững, theo các tiêu chí SDG của Liên hiệp quốc. Ngoài sự hợp tác cùng UNDP, với việc trở thành thành viên của GEN (Mạng lưới Khởi nghiệp Toàn cầu) trước đó, trong năm 2021, VCCI là đại diện của Việt Nam tổ chức Cuộc thi Cúp Khởi nghiệp Toàn cầu (EWC). Đồng thời, VCCI đã mời đại diện GEN tham gia Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế để cùng chia sẻ những kinh nghiệm của thế giới trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua đại dịch COVID 19.
Bên cạnh đó, năm 2021 cũng đánh dấu sự sự phối hợp chặt chẽ 3 bên giữa Chương trình khởi nghiệp Quốc gia - VCCI, UNDP Việt Nam và Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - VSMA, đơn vị tư vấn chuyên môn để triển khai các hoạt động đào tạo khởi nghiệp mới như đào tạo cố vấn khởi nghiệp tạo tác động, tập huấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp trẻ, huấn luyện riêng cho từng nhóm dự án trong 1 tháng theo mô hình (1 huấn luyện viên - 1 cố vấn thực tập - 1 nhóm dự án gồm các CEO, founder ...), cố vấn xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cho các trường, các địa phương...
Chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp quốc gia năm 2021 tiếp tục thu hút được sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp trẻ/ doah nghiệp khởi nghiệp (thành lập từ 1 - 3 năm) được tuyển chọn từ các cuộc thi trên cả nước đã gửi về Ban tổ chức để tham dự vòng Chung kết toàn quốc.
Nhìn vào kết quả của Chương trình Phát triển Dự án Khởi nghiệp 2021, chúng ta cũng vui mừng khi thấy các dự án khởi nghiệp năm nay đã tập trung giải quyết những nỗi đau của xã hội liên quan đến môi trường, xã hội để phát triển bền vững theo những tiêu chí của Liên hiệp Quốc. Festival Khởi nghiệp hôm nay cũng có một nội dung quan trọng, đó là tôn vinh 6 dự án xuất sắc nhất trong năm 2021.
Nhân dịp này, tôi gửi lời cảm ơn các doanh nhân đã tham gia và đồng hành cùng chương trình này, bởi chính họ đã thực hiện sứ mệnh quan trọng nhất của doanh nhân (trong vai trò nhà đầu tư, cố vấn), đặt các doanh nghiệp khởi nghiệp, các startup lên vai mình, sẵn sàng đầu tư vào các dự án khởi nghiệp, cùng dẫn dắt, chia sẻ rủi ro, để truyền lửa và hỗ trợ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ.
Doanh nghiệp và doanh nhân trong vai trò nhà đầu tư, cố vấn đã thực hiện sứ mệnh quan trọng nhất của doanh nhân, đặt các doanh nghiệp khởi nghiệp, các startup lên vai mình, sẵn sàng đầu tư vào các dự án khởi nghiệp, cùng dẫn dắt, chia sẻ rủi ro, để truyền lửa và hỗ trợ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ.
Doanh nghiệp, doanh nhân đóng vai trò thắp lửa và giữ lửa, truyền cảm hứng, kinh nghiệm, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ quản trị, hỗ trợ thị trường để các dự án khởi nghiệp thành công. Các doanh nghiệp khởi nghiệp phải có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm dân tộc và sự phát triển của nền kinh tế Việt.
Chương trình Festival Khởi nghiệp 2022 luôn có sự đồng hành của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các ngài đại sứ, tham tán, tùy viên kinh tế của các nước, trong đó có cả các nước ASEAN đồng hành.
Có thể bạn quan tâm