Từ Ukraine bàn về triết lý “ngoại giao cây tre”

Diendandoanhnghiep.vn Chiến sự tại Ukraine đang gợi ra những suy nghĩ về cách thức vận dụng triết lý ngoại giao cây tre, áp dụng cho các nước nhỏ nhưng có vị trí địa chính trị trọng yếu.

 Các đại diện Nga đang đợi phái đoàn Ukraine đến đàm phán ở Gomel, Belarus. Ảnh: Sputnik

Các đại diện Nga đang đợi phái đoàn Ukraine đến đàm phán ở Gomel, Belarus. Ảnh: Sputnik

>> Khủng hoảng Ukraine: Phép thử cho OPEC +?

Các nước nhỏ với vị trí địa chính trị trọng yếu áp dụng triết lý “ngoại giao cây tre” với độ linh hoạt, mềm dẻo và thực dụng trong chính sách đối ngoại nhằm tránh bị can thiệp trực tiếp bởi các luồng gió quyền lực đến từ bên ngoài.

Trường hợp Ukraine

Vốn là một thành viên thuộc Liên bang Xô Viết, Ukraine tách ra thành quốc gia độc lập từ năm 1992. Ukraine và Nga có nhiều mối liên hệ khá khăng khít từ năm 1992 đến trước năm 2010. Tuy nhiên sau đó, các chính quyền ở Ukraine chủ trương ngả về phương Tây, cụ thể là với nguyện vọng gia nhập NATO. Với chính sách hướng Tây, Ukraine từng bước muốn giảm thiểu ảnh hưởng của Nga, được NATO bảo vệ an ninh, và tìm kiếm các cơ hội phát triển.

Chính sách hướng Tây của Ukraine bị chính quyền của tổng thống Putin nhận định là mối đe dọa với nền an ninh quốc gia của Nga. Do đó, chính quyền Nga đã đưa ra nhiều đề xuất và cảnh báo với cả Ukraine và NATO. Tuy nhiên, không có biểu hiện nào cho thấy NATO quan tâm và xem xét lại chính sách kết nạp thành viên mới, trong đó có Ukraine. Bên cạnh đó, các hành động trấn áp các lực lượng ly khai thực hiện bởi chính quyền Ukraine trong nhiều năm qua là lý do được chính quyền Nga đưa ra giải thích cho quyết định can thiệp quân sự vào ngày 24/2 vừa qua.

Có thể thấy, các nhà lãnh đạo Ukraine gần đây đã rất dứt khoát trong việc thay đổi chính sách đối ngoại trong khi chưa đánh giá đúng mức sự phức tạp của những ràng buộc trong quan hệ với nước Nga, khả năng can thiệp của nước Nga, cũng như khả năng hỗ trợ và bảo vệ từ các đồng minh mới. Hệ quả là chính quyền Ukraine đang phải đương đầu với quân đội Nga.

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho ông Putin?

Trường hợp Thái Lan

Khoảng 4 thế kỷ gần đây, người Thái coi nền độc lập dân tộc cùng các lợi ích quốc gia (bụi tre) sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng gió quyền lực khác nhau. Bởi thế, để tồn tại và bảo vệ được nền độc lập cho đất nước, Thái Lan đã áp dụng các chính sách đối ngoại linh hoạt và thực dụng. Triết lý “ngoại giao cây tre” của Thái Lan luôn kiên định các lợi ích gốc rễ (độc lập dân tộc) trong khi lại có thể linh hoạt các biện pháp nhằm ứng biến (ngọn, cành, lá tre) với sự thay đổi bối cảnh chính trị quốc tế.

Từ cuối thế kỷ 19, triết lý “ngoại giao cây tre” được coi là yếu tố chủ chốt giúp Thái Lan tránh không bị đô hộ trực tiếp bởi chủ nghĩa thực dân như các quốc gia láng giềng. Giai đoạn Vua Chulalongkorn trị vì đất nước (1868 – 1910), Thái Lan cân bằng mối quan hệ với cả Anh và Pháp để tránh họa thực dân đô hộ. Giai đoạn 1939 – 1944, Thái Lan quan hệ hữu hảo với Nhật Bản; từ 1945 – 1957, Thái Lan nghiêng về Mỹ và phương Tây. Thời kỳ Chiến tranh lạnh (1960 – cuối 1980), Thái Lan thúc đẩy quan hệ với Mỹ và ASEAN. Những năm đầu thế kỷ 21, Thủ tướng Thaksin Shinawatra tiếp tục đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Mỹ và thắt chặt quan hệ chính trị với các nước ASEAN. Từ sau năm 2010, chúng ta chứng kiến những dấu hiệu phát triển quan hệ nồng ấm hơn giữa Thái Lan với Trung Quốc.

Điểm chung của chính sách đối ngoại qua các thời kỳ là Thái Lan luôn có được quan hệ hữu hảo với các quốc gia và tổ chức quyền lực nhất. Cũng vì thế, Thái Lan không chỉ duy trì được nền độc lập và tự chủ mà còn tận dụng được cơ hội phát triển.

Với sự linh hoạt, mềm dẻo, và thực dụng, triết lý “ngoại giao cây tre” có thể phù hợp với những nước nhỏ, nằm ở vị trí địa chính trị đặc thù, dễ trở thành nơi cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn.

Ưu, nhược điểm

Chính sách đối ngoại của Thái Lan và Ukraine đang cung cấp hai cách tiếp cận với những kết quả trái ngược nhau. Thái Lan luôn kiên định lợi ích quốc gia trong khi lại rất linh hoạt điều chỉnh ưu tiên chính sách cho phù hợp với từng bối cảnh cụ thể, qua đó tránh được sự can thiệp trực tiếp từ các quyền lực quốc tế.

Ngược lại, bất chấp những mối quan hệ truyền thống hết sức đặc biệt với Nga và cơ hội gia nhập NATO vẫn còn rất mong manh, nhưng các chính quyền gần đây của Ukraine không chỉ cứng rắn trong quan hệ với Nga mà còn tỏ ra đặc biệt đề cao việc gia nhập liên minh phương Tây. Họ đã thiếu sự mềm mỏng và linh hoạt. Hệ quả nhãn tiền là nền độc lập dân tộc và các lợi ích quốc gia khác của Ukraine đang đứng trước nhiều nguy cơ nghiêm trọng.

Với sự linh hoạt, mềm dẻo, và thực dụng, triết lý “ngoại giao cây tre” có thể phù hợp với những nước nhỏ, nằm ở vị trí địa chính trị đặc thù, dễ trở thành nơi cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn. Áp dụng phương châm “ngoại giao cây tre”, các nước nhỏ có thể bảo vệ được nền độc lập dân tộc và những lợi ích quốc gia nhất định. Tuy nhiên, để có thể “uốn theo chiều gió”, các nước nhỏ cũng thường phải nhượng bộ, chấp nhận những thiệt hại nhất định. Bởi thế, nếu thiếu những nguyên tắc quyết đoán và cứng rắn gắn với những giới hạn nhất định, “ngoại giao cây tre” cũng có thể khiến các đối thủ từng bước lấn tới, từ từ gặm nhấm lợi ích quốc gia.

Việc theo đuổi phương châm “ngoại giao cây tre” một cách thái quá trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến thể diện quốc gia và làm giảm lòng tin đối với quốc gia trên trường quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Từ Ukraine bàn về triết lý “ngoại giao cây tre” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714147790 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714147790 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10