Vấn đề kiểm soát quyền lực lại được “hâm nóng”

Diendandoanhnghiep.vn Trước thềm Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, một lần nữa vấn đề kiểm soát quyền lực lại nhận được sự quan tâm sâu sắc từ cử tri cả nước.

>> Kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”

Sau Đại hội XIII, Đảng đã tiến hành xử lý kỷ luật vừa nghiêm minh, có lý, có tình đối với nhiều cán bộ, trong đó có nhiều Ủy viên Trung ương, cán bộ cấp cao đương chức lẫn nghỉ hưu và tướng lĩnh quân đội, công an cũng không ngoại lệ. Nhiều vụ án tham nhũng lớn, án kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã và đang được làm rõ, đưa ra xét xử trước pháp luật.

Từ những việc làm như thế, có thể nói Đảng đã lấy lại một phần rất căn bản niềm tin của nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề quyền lực và kiểm soát quyền lực dù được coi trọng, nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận một thực tế không mấy vui là  làm chưa được tốt lắm. Và nó vẫn đang cháy âm ỉ trong lòng nhân dân không khác gì quả bom nổ chậm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Nói đâu xa, vụ án Hải Dương mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói có sự móc ngoặc từ Bí thư Tỉnh ủy cho đến cán bộ các cấp và còn cả với cán bộ trên Trung ương chỉ là một trong số hàng nghìn vụ tội phạm ẩn khác. Nhưng qua đó, nó cũng cho thấy có những mặt khó kiểm soát của nguyên tắc “lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối” khiến cho người đứng đầu địa phương có thể vô hiệu hóa toàn bộ bộ máy Đảng, bộ máy chính quyền và biến nguyên tắc “tập trung dân chủ” trở nên hình thức.

Đặc biệt đại án Việt Á đã có hàng chục người bị khởi tố, bắt giam và đây là con số rất đau xót. Các vụ án đã, đang, sẽ đưa ra xét xử cho thấy người vi phạm pháp luật là những người có trình độ, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo…

Thậm chí, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gọi tên một cách dân dã nhưng đích xác: “Móc ngoặc”. “Móc ngoặc” không chỉ diễn ra trong vòng tròn địa phương, mà Tổng Bí thư còn chỉ ra móc ngoặc diễn ra giữa cán bộ tha hóa ở địa phương và cán bộ tha hóa ở Trung ương. Khi người “móc” biết rõ cái “ngoặc” nằm ở đâu thì cách này hay cách khác, người ta sẽ tìm cách “móc ngoặc”.

Chẳng thế mà, tại buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tại các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình trước Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, nhiều cử tri đã đặt câu hỏi: Giải pháp nào để kiểm soát quyền lực để các cơ quan, cán bộ công chức thực hiện đúng thẩm quyền, chỉ được làm những điều pháp luật quy định, cho phép?

Dù nói gì đi nữa, thì việc để xảy ra việc nhiều cán bộ vi phạm thời gian qua có nguyên nhân từ kiểm soát quyền lực, kiểm tra, giám sát, giáo dục cán bộ chưa thật tốt. Nói thẳng ra, những vi phạm trên đều xuất phát từ việc không đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ tại các cơ quan Nhà nước, từ đó sẽ dẫn đến việc mất đoàn kết nội bộ trong tập thể.

Ba cán bộ cao cấp bị khởi tố: Ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc.

Ba cán bộ cao cấp bị khởi tố: Ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc.

>> Từ vụ sai phạm đất đai ở Bình Thuận: Vẫn nguyên "lỗ hổng"... kiểm soát quyền lực

>> Tăng cường kiểm soát quyền lực quản lý đất đai

>> Băn khoăn kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước

Thật ra cơ chế kiểm soát quyền lực đã được nêu rõ trong Hiến pháp. Điều 2, Hiến pháp 2013 có đoạn: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nên mấu chốt của cơ chế này là các cụm từ “phân công”, “phối hợp” và “kiểm soát”. 

Tức là, đã sinh ra quyền lực thì phải kiểm soát quyền lực bằng tất cả sức mạnh của tổ chức, cả hệ thống và dư luận xã hội, cùng sự vào cuộc của các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo đó, để khắc phục những lỗ hổng này, phải áp dụng đồng bộ, đồng loạt các biện pháp. Trong đó, cần phải đặt vấn đề kiểm soát quyền lực đúng với vị trí, và mức cần thiết của nó. Quyền lực không được kiểm soát thì bắt đầu đứng mấp mé trước bờ vực thẳm của sự tha hóa, hư hỏng.

“Vấn đề này cần phải được thể chế hóa, để không xảy ra tình trạng đã rồi, hay tình trạng quá muộn màng phải trả giá đau đớn và cuối cùng thì chính nhân dân và xã hội phải hứng chịu tổn thất”, GS Hoàng Chí Bảo – nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương nói.

Bên cạnh đó, xã hội cần phải có một bộ luật về đạo đức để mỗi người lấy chuẩn mực đó soi vào mình. Phải chú trọng giáo dục lòng tự trọng, trọng danh dự, lương tâm, trách nhiệm, giáo dục nỗi biết nhục khi tham nhũng, biết xấu hổ khi làm việc không xứng đáng với cương vị của mình.

Cùng với kiểm soát thì phải rất chú trọng khâu giám sát, tức là con mắt nhìn của xã hội, của nhân dân và của dư luận xã hội, thông qua báo chí chân chính đưa tin chính xác, công khai, minh bạch; tạo mọi điều kiện cho nhân dân có tiếng nói đóng góp trong việc đánh giá cán bộ, tổ chức bộ máy.

Chính “thiên la địa võng” giám sát của người dân là “cái lồng” hữu hiệu nhất để nhốt quyền lực, không cho ai dám lạm quyền.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vấn đề kiểm soát quyền lực lại được “hâm nóng” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711679500 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711679500 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10