“Vị đắng” ở Pharmacity

LÊ MỸ 12/10/2020 11:30

Khoản lỗ khủng mà Công ty CP Dược phẩm Pharmacity vừa công bố cho thấy “vị đắng” của chiến lược đầu tư mở chuỗi có thể kéo rất dài và việc hái quả ngọt trên thị trường dược phẩm không hề đơn giản. 

 Pharmacity liên tục lỗ ròng trong những năm qua.

Pharmacity liên tục lỗ ròng trong những năm qua.

Sau khi lỗ ròng 265 tỷ đồng năm 2019, Pharmacity lại lỗ ròng tới 194 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, vốn chủ sở hữu tăng gấp bốn lần cùng kỳ, đạt 408 tỷ đồng.

“Đốt tiền” mở chuỗi

Các số liệu trên trích từ báo cáo tài chính tóm tắt của Pharmacity, cho thấy chỉ trong vòng hơn 1 năm, các số liệu nợ phải trả và lỗ ròng của công ty đã đại nhảy vọt. Đi cùng với đó là vốn chủ sở hữu tăng nhưng không tăng từ vốn thuần của cổ đông, mà từ vốn nợ. Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến nay, Pharmacity đã gọi vốn khủng bao gồm vốn đầu tư của các quỹ 32 triệu USD (sau khoản vốn đầu tư của Mekong Capital vào tháng 5/2019). Cùng với đó là các đợt phát hành trái phiếu trị giá 150 tỷ đồng lãi suất cao (bình quân 13%/năm).

Pharmacity đã và đang “đốt tiền” vào đâu khi huy động vốn lớn nhưng kinh doanh thua lỗ? Câu trả lời là ở chiến lược đầu tư mở chuỗi với “KPI” mục tiêu: “Chạm mốc 1.000 cửa hàng vào năm 2021, tương ứng mức doanh thu kỳ vọng hơn 3.000 tỷ đồng”.

785 tỷ đồng là khoản lỗ ròng lũy kế của Pharmacity tính đến cuối tháng 6 năm 2020.

Tại cuối tháng 6/2020, Pharmacity có khoảng dưới 500 cửa hàng bán lẻ dược phẩm, nhưng đã đứng đầu thị trường về số lượng điểm bán. Nếu vẫn tiếp tục duy trì KPI nói trên, khả năng Pharmacity sẽ tiếp tục “đốt tiền” – gọi vốn – mở chuỗi như một vòng quay đã lập trình sẵn. Theo đó, nợ và lỗ sẽ tiếp tục tăng cho đến khi chạm mục tiêu đề ra.

Chạy đua tăng trưởng để IPO?

Dĩ nhiên, người ngoài lắng nghe những con số thua lỗ và nợ khủng tăng vọt của Pharmacity trong khoảng thời gian qua, có phần đâm lo hoặc hồi hộp cho những bước chân mở điểm mới của Công ty. Song có lẽ những cái đầu quản trị tài chính sừng sỏ của Pharmacity thì chưa hẳn nghĩ vậy.

Pharmacity được sáng lập bởi ông Chris Blank và ông Lê Bảo Chân Thiện (Thiện Lê). Hiện, Chủ tịch HĐQT Công ty là bà Phạm Thị Thanh Hoài – người có cùng địa chỉ cư trú với ông Chris Blank – Tổng giám đốc. Trên thị trường, ông Chris Blank được biết là nhà đầu tư tài chính giàu kinh nghiệm với 20 năm làm việc tại Việt Nam, trong đó có thời gian làm việc tại Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC). Ngoài ra, Pharmacity còn có cố vấn HĐQT là ông Fiachra Maccana, một chuyên gia tài chính từng làm việc tại Ngân hàng nước ngoài ở thị trường Nhật Bản, từng đảm nhiệm các vị trí đầu lĩnh – tác giả của các phân tích thị trường tại VinaCapital, HSC… Bên cạnh ông Thiện Lê, là Giám đốc phụ trách Kinh doanh cấp cao, là nhân tố trẻ đầy năng động…

Tại cuối tháng 6/2020, Pharmacity có khoảng dưới 500 cửa hàng bán lẻ dược phẩm

Đến cuối tháng 6/2020, Pharmacity có khoảng dưới 500 cửa hàng bán lẻ dược phẩm

Với những nhân sự như vậy, cùng sự góp mặt của Mekong Capital thì Pharmacity có lẽ không “đốt tiền” liều lĩnh như mọi người nghĩ. Doanh nghiệp này sẽ không chọn KPI chỉ vì để “hoành tráng” về quy mô mà không có mục đích.

Một trong những chiến lược đã được CEO chuỗi này bật mí, cũng hé lộ hướng đi kế tiếp là sau khi đạt mục tiêu 1.000 điểm cửa hàng, doanh nghiệp này sẽ thực hiện IPO vào năm 2023 và tiến tới lên sàn niêm yết. Có vẻ như việc định giá Pharmacity tương lai, đã được các nhà quản trị Công ty này “cược” vào thị phần dược phẩm, số lượng điểm bán – những yếu tố thường được áp định giá cho các nhà bán lẻ.

Câu chuyện của Pharmacity khiến thị trường không khỏi liên tưởng về nước đi của một chuỗi siêu thị bán lẻ và mini mart nội địa trước đó. Và kết quả là sau khi sang nhượng cho một đại gia khác, chuỗi bán lẻ đã phải lên kế hoạch tái cấu trúc, đóng bớt những điểm bán không hiêu quả, chọn điểm mở mới bổ sung. Dù vậy, việc chạy theo tỷ lệ tăng trưởng doanh thu sẽ mang đến vị thuốc đắng hay quả ngọt cho cổ đông hiện nay, nhà đầu tư tương lai của Pharmacity ra sao, không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ đo lường mức độ phát triển quy mô. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tham vọng mở chuỗi đẩy Pharmacity vào “thế khó”

    Tham vọng mở chuỗi đẩy Pharmacity vào “thế khó”

    04:11, 02/10/2020

  • Pharmacity đón vốn quỹ và cuộc đua vào chuỗi bán lẻ dược phẩm

    Pharmacity đón vốn quỹ và cuộc đua vào chuỗi bán lẻ dược phẩm

    00:02, 03/02/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Vị đắng” ở Pharmacity
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO