Khởi nghiệp

Vì đâu công ty khởi nghiệp taxi bay Volocopter phải nộp đơn xin phá sản?

Ngọc Tú 31/12/2024 16:16

Công ty khởi nghiệp taxi bay Volocopter của Đức đã nộp đơn xin phá sản, tuy nhiên, chỉ vài ngày sau một công ty khác trong lĩnh vực này là Lilium lại thoát khỏi nguy cơ sụp đổ.

taxibay.jpg

Đại diện Volocopter cho biết mặc dù rất nỗ lực gây quỹ trong thời gian gần đây, song song với việc việc tìm ra giải pháp khả thi để duy trì hoạt động thường xuyên nhưng vẫn không thoát khỏi phải nộp đơn xin phá sản, hồ sơ đã chính thức nộp vào ngày 26 tháng 12.

Những chi phí về tài chính của Volocopter cho thấy sự nỗ lực đầy gian nan để biến ôtô bay thành hiện thực ở Hoa Kỳ và Châu Âu, bởi nơi này khá nhiều công ty khởi nghiệp phải nộp đơn xin phá sản trước khi có thể bán được một chuyến đi. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chính phủ lại ưu tiên thúc đẩy nền kinh tế "thấp", cùng với sự phát triển không ngừng ngành công nghiệp xe điện đang tấn công các nhà sản xuất ôtô của Đức bằng sự cạnh tranh tài chính.

Được thành lập vào năm 2011, Volocopter là một trong số nhiều công ty khởi nghiệp mạnh dạn phát triển ngành công nghệ cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện, hay còn gọi là EVTOL. Startup này từng huy động thành công 600 triệu USD từ các công ty Đức và các nhà đầu tư toàn cầu, bao gồm Mercedes-Benz Group AG, DB Schenker, Blackrock Inc. và Neom, dự án thành phố tương lai của Ả Rập Xê Út.

Startup này từng tự hào là đi trước các đối thủ trong ngành về tiến trình công nghệ, thử nghiệm bay và chứng nhận. Điều đó khiến Volocoter trở thành một startup hấp dẫn khiến nhiều nhà đầu tư chú ý đến.

Tuy nhiện có một sự trở ngại Volocoter đã phải là hủy các chuyến bay thử nghiệm tại Paris trong Thế vận hội mùa hè năm nay trong thời gian ngắn do chứng nhận cho động cơ máy bay của công ty không được thông qua kịp thời.

Vào tháng 12 vừa qua, Volocopter cho biết mẫu Volocity đã đáp ứng 75% các tiêu chí do Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu (EASA) yêu cầu. Startup này cũng đang nghiên cứu một mẫu năm chỗ ngồi với hy vọng sẽ trình làng vào năm 2027.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đã khiến những startup tham gia vào lĩnh vực "cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện" (eVTOL) đã phải vật lộn để theo kịp sự cạnh tranh của Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Volocopter cũng đã cố gắng vay 100 triệu euro từ chính phủ, nhưng các cuộc đàm phán đã đổ vỡ vào tháng 4. Đồng sáng lập Hoke cũng chia sẻ rằng, startup của ông đã đảm bảo được nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư châu Âu, mà không nêu tên họ, và không có kế hoạch mua lại.

Tuần trước, một công ty do một nhóm các nhà đầu tư châu Âu và Bắc Mỹ thành lập chung tay cứu Lilium, công ty đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 10. Lilium cũng đã phát triển các máy bay phản lực chạy bằng điện nhỏ có thể cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Sự việc này đã làm dấy lên cuộc tranh luận về sự hỗ trợ của Đức hoặc thiếu sự hỗ trợ - cho bối cảnh khởi nghiệp của đất nước.

Đại diện Volocopter cũng từng chia sẻ rằng, Dieter Zetsche, cựu CEO của Daimler, sẽ tham gia với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị. Đại diện startup này cũng cho biết, Hoke sẽ rời khỏi vai trò CEO vào đầu năm 2025. Hiện Volocopter vẫn chưa nêu tên người thay thế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì đâu công ty khởi nghiệp taxi bay Volocopter phải nộp đơn xin phá sản?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO