Vì sao Iran đang xích lại gần Nga?

Diendandoanhnghiep.vn Iran đang dần tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Nga trong tất cả các lĩnh vực, từ quân sự đến thương mại, kinh tế...

>> Thấy gì từ thỏa thuận Iran- Saudi Arabia?

Tổng thống Nga V.Putin và Iran E.Raisi. Nguồn: Tass

Tổng thống Nga V.Putin gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vào tháng 7/2022. Nguồn: Tass

Một trong những đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Igor Levitin, đã đến thăm Tehran lần thứ hai trong năm nay. Trong chuyến thăm mới nhất của mình, ông Levitin đã gặp gỡ các một số nhà lãnh đạo của Iran, bao gồm ông Mohammad Mokhber, Phó tổng thống thứ nhất của Iran, và ông Ali Shamkhani, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran.

Các chuyến thăm gần đây của ông Levitin được cho là có liên quan đến các cuộc đàm phán giữa Tehran và Moscow nhằm hoàn thành Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc-Nam (INSTC), một tuyến đường thương mại mới nối Ấn Độ Dương với Nga thông qua Iran.

Nhiều hy vọng vào các mối quan hệ kinh tế Iran-Nga như một trục mới nổi để chống lại các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Ông Shamkhani mô tả INSTC là một dự án có thể đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi hình thức vận chuyển hàng hóa trong khu vực.

Bên cạnh đó, ông Mokhber cho biết, INSTC có thể biến Iran thành cửa ngõ để hàng xuất khẩu nông sản của Nga có thể tiếp cận các thị trường ở Trung Đông rộng lớn. Đồng thời, ông cũng kêu gọi thành lập một ủy ban mới để thúc đẩy Iran và Nga hướng tới sự phối hợp chặt chẽ hơn trong các dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt và đường cao tốc.

Theo các chuyên gia đánh giá, việc hạn chế tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga là yếu tố thúc đẩy lớn nhất cho mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa Nga và Iran, với các mục tiêu bao gồm tạo thuận lợi cho thương mại song phương, đẩy nhanh việc hoàn thành INSTC và liên kết hệ thống ngân hàng của hai nước để tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính.

Trong hai thập kỷ qua, Tehran đã nỗ lực để trở thành một trung tâm trung chuyển lớn trong khu vực. Tham vọng này đã thúc đẩy các kế hoạch củng cố hạ tầng đường bộ, hệ thống đường sắt, cảng và mạng lưới đường ống dẫn dầu và khí đốt cho các quốc gia láng giềng.

Chiến sự Nga- Ukraine đã khiến các nhà hoạch định kinh tế Nga xem xét kỹ hơn tham vọng trở thành một trung tâm thương mại trong khu vực của Iran. Và trong những năm gần đây, những hy vọng về thương mại của Iran đã nhen nhóm và dần chuyển thành hiện thực.

>> Lý do nhiều quốc gia vẫn cảnh giác với Iran

Tuyến đường

Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc-Nam (INSTC)

Ông Alex Vatanka là giám đốc Chương trình Iran và là thành viên cấp cao của Sáng kiến Biên giới Châu Âu tại Viện Trung Đông ở Washington đánh giá, Iran có thể cho phép Nga tiếp cận nhiều thị trường một cách hiệu quả hơn thông qua các tuyến đường sắt. Tehran cũng muốn sử dụng INSTC để xuất khẩu hàng nông sản của mình sang thị trường Nga, nơi họ có thể cạnh tranh với hàng nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, INSTC được mô tả như một đề xuất đôi bên cùng có lợi.

Chuyên gia này cũng chỉ ra, trong chuyến thăm Moscow ngày 29/3, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tuyên bố hoàn tất “thỏa thuận hợp tác chiến lược dài hạn”. Trong giai đoạn 2001- 2021 của thỏa thuận hợp tác chiến lược cuối cùng, quan hệ kinh tế Iran-Nga hầu như không nở rộ, với khối lượng thương mại liên tục dao động quanh mốc 1,5 tỷ USD mỗi năm từ năm 2016 đến năm 2022. 

Mặc dù vậy, hiện vẫn có những thách thức sâu sắc hơn đối với quan hệ kinh tế giữa hai nước. Cả hai quốc gia đều cần nguồn tài chính và công nghệ hiện đại cho ngành công nghiệp khí đốt và dầu mỏ, những lĩnh vực mà họ là đối thủ của nhau. Các báo cáo về sự cạnh tranh giữa Iran và Nga trên thị trường dầu mỏ xuất hiện ngay sau khi Nga phải tìm thị trường mới thay thế cho châu Âu sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, Iran khó có thể tìm được nhà đầu tư nước ngoài nào khác, ngoại trừ Nga do những lo ngại về các lệnh trừng phạt từ Mỹ. Ngay cả với Trung Quốc, các hoạt động đầu tư mờ nhạt từ Bắc Kinh tại Iran là lý do tại sao Moscow trở thành nhà đầu tư, đồng thời là đối tác thương mại lớn của Tehran sau năm 2022. Nga có thể hành động khác với Trung Quốc và giúp Iran trở thành một điểm trung chuyển thực sự trong khu vực. Trên thực tế, nước này hiện đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Iran, mặc dù con số dừng ở mức khiêm tốn là 2,76 tỷ USD. 

Hai nước có thể cạnh tranh về dầu khí, nhưng Nga đang thắng, ít nhất là vào lúc này. Và với sự thúc đẩy đôi bên cùng có lợi, mối quan hệ hợp tác với Nga đang mang lại cho Iran nhiều lợi ích hơn mong đợi.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Iran đang xích lại gần Nga? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714594869 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714594869 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10