Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra 6 nhóm giải pháp để chuyển đổi số năm 2023

KIM DUNG 28/09/2023 17:54

Để đạt các mục tiêu chuyển đổi số năm 2023, Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra 6 nhóm giải pháp thực hiện, phấn đấu thuộc Top 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu về mức độ chuyển đổi số.

>>>Bà Rịa - Vũng Tàu: Nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

Triển khai quyết liệt kế hoạch chuyển đổi số

Theo Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04/4/2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023 giao nhiệm vụ cho địa phương: “Tiên phong trong việc tổ chức triển khai, chỉ đạo triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp của tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động”. Ngày 26/06/2023, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) ban hành Quyết định số 1502/QĐ-UBND về Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh BR-VT năm 2023. Theo đó, tỉnh BR-VT đã đặt ra mục tiêu tỉnh BR-VT thuộc top 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về mức độ CĐS; đồng thời đưa ứng dụng công nghệ số và dữ liệu số để cải tiến, thay đổi quy trình tác nghiệp của cơ quan nhà nước nhằm đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; đảm bảo công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh -p/Ông yêu cầu người đứng đầu phải lăn xả để hoàn thành nhiệm vụ CĐS

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh - Ông yêu cầu người đứng đầu phải lăn xả để hoàn thành nhiệm vụ CĐS

Với quyết tâm đến năm 2030 cơ bản hoàn thiện CĐS và xây dựng đô thị thông minh, tỉnh BR-VT đã và đang nỗ lực triển khai hàng loạt các giải pháp công nghệ trên nhiều lĩnh vực nhằm tối ưu hóa các hoạt động quản lý, điều hành cũng như cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia, tỉnh đặt ra các mục tiêu như: Tiếp tục thực hiện, triển khai các nhiệm vụ theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về CĐS, đô thị thông minh gắn với CCHC; ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các Chương trình, Chiến lược của Quốc gia về CĐS, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn…

Ngày 20/07/2023, UBND tỉnh BR-VT đã phê duyệt kế hoạch CĐS năm 2023 tập trung vào 49 chỉ tiêu, trong đó đề ra 14 chỉ tiêu về chính quyền số, 8 chỉ tiêu về kinh tế số, 17 chỉ tiêu về xã hội số, 10 chỉ tiêu về an ninh mạng.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh BR-VT – Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về CĐS quốc gia và Đề án 06

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh BR-VT – Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về CĐS quốc gia và Đề án 06

Thông qua 6 nhóm giải pháp, tỉnh sẽ thực hiện các chỉ tiêu trên, gồm: Truyền thông, nâng cao nhận thức, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; Đào tạo nguồn nhân lực; Giải pháp tài chính; Giải pháp hợp tác; Kiểm tra, giám sát.

Đến nay, UBND tỉnh BR-VT đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành, địa phương liên quan. Trong đó, Sở TTTT được giao tổ chức theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch; giám sát, đánh giá và đề xuất tình hình thực hiện kế hoạch chuyển đổi số.

 Phát triển chính quyền số

Theo ông Đỗ Hữu Hiền, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh BR-VT, hiện nay, tỉnh với 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình; 50% DVCTT toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia; 30% thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC tỉnh/Cổng DVC quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của DVC; 60% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC tỉnh/Cổng DVC quốc gia.

Người dân thực hiện TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND huyện Xuyên Mộc

Người dân thực hiện TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND huyện Xuyên Mộc

Đồng thời, 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; 100% kết quả giải quyết TTHC được số hóa; 50% hồ sơ TTHC được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa. BR-VT phấn đấu 100% hồ sơ TTHC được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến.

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng cái mép giải quyết TTHC cho doanh nghiệp

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng cái mép giải quyết TTHC cho doanh nghiệp

Ông Hiền cho biết, tỉnh đang phấn đấu trên 10% hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Phấn đấu trên 50% CBCCVC được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 100% xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử (hoặc chuyên mục riêng); 100% CBCC lãnh đạo sử dụng trợ lý ảo, khai thác dữ liệu từ Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh (IOC) qua tài khoản được cấp; 100% các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã triển khai Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến; 100% phản ánh, kiến nghị của người dân tiếp nhận trên hệ thống phản ánh hiện trường được xử lý đúng tiến độ, kịp thời.

Phát triển kinh tế số

Theo UBND tỉnh BR-VT, năm 2023, tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các chương trình, chiến lược của Quốc gia về CĐS. Tỉnh phấn đấu đưa tỷ trọng kinh tế số chiếm 16% GRDP; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ chiếm tỷ lệ trên 8,5%; Phấn đấu trên 90% DNNVV được tiếp cận dùng thử các nền tảng CĐS và phấn đấu trên 30% thường xuyên sử dụng các nền tảng CĐS; Duy trì 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; 50% DNNVV có website với tên miền “.vn”; 50% sản phẩm có giấy chứng nhận OCOP của tỉnh đủ điều kiện được đưa lên sàn thương mại điện tử; 85% tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản trên sàn thương mại điện tử (có gian hàng).

>> Giải pháp chuyển đổi số tổng thể cho doanh nghiệp

>> Mô hình vận hành và chuyển đổi số

Phát triển xã hội số

Đối với phát triển xã hội số, theo UBND tỉnh BR-VT, tỉnh đang phấn đấu 100% thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh; 100% hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng; 30% dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử. Đến cuối năm 2023, tỉnh phấn đấu đạt 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; 90% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác; trên 60% dân số trưởng thành có tài khoản DVCTT; trên 30% dân số trưởng thành sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa;  90% dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Cùng với đó, tỉnh phấn đấu 100% hộ gia đình trên toàn tỉnh được lắp đặt công tơ điện tử loại tự động gửi chỉ số điện; 100% trường học các cấp triển khai ký số trên học bạ điện tử; 100% thanh toán hóa đơn viễn thông, truyền hình không dùng tiền mặt; 80% thanh toán hóa đơn nước không dùng tiền mặt; 70% các siêu thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm, tiểu thương,... chấp nhận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 70% số người hưởng lương hưu, trợ cấp sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Lãnh đạo các phòng, ban TP Vũng Tàu cùng lãnh đạo phường 1 và người dân gắn biển “ Tuyến đường văn minh đô thị và thanh toán không dùng tiền mặt” tại đường Lý Tự Trọng

Lãnh đạo các phòng, ban TP Vũng Tàu cùng lãnh đạo phường 1 và người dân gắn biển “ Tuyến đường văn minh đô thị và thanh toán không dùng tiền mặt” tại đường Lý Tự Trọng

An toàn, an ninh mạng       

Đối với công tác an toàn, an ninh mạng, BR-VT phấn đấu trên 80% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin; trên 30% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; 100% cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được đánh giá an toàn thông tin và dán nhãn tín nhiệm mạng; 100% máy tính được cài đặt các chương trình phòng, chống virus và sử dụng hệ điều hành có bản quyền; các thiết bị bảo mật, thiết bị mạng thường xuyên được nâng cấp, cập nhật các bản vá lỗi; 100% cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp hiệu quả chống lại các tấn công gây mất an toàn thông tin và có phương án dự phòng khắc phục sự cố, bảo đảm hoạt động liên tục ở mức tối đa.

Bên cạnh đó, tỉnh đang phấn đấu 100% giao dịch trên hệ thống thông tin Giải quyết TTHC của tỉnh được xác thực điện tử; 100% CBCCVC được tuyên truyền, phổ biến về trách nhiệm và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin khi tham gia ứng dụng CNTT trong cơ quan quản lý nhà nước.

Tỉnh luôn khuyến khích tất cả các trường THCS trở lên triển khai Chương trình tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm an toàn, an ninh thông tin; Bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho an toàn thông tin hàng năm của tỉnh đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT; Duy trì tỉnh thuộc nhóm những địa phương quan tâm triển khai an toàn thông tin mạng ở mức “Tốt” (nhóm A).

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng số

Ông Đỗ Hữu Hiền cho biết thêm, hiện nay 95,52% hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng thông rộng, đã đưa vào vận hành hoạt động 10 trạm mạng 5G trên địa bàn do VNPT và Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai.

Với hệ thống mạng cáp quang bao phủ rộng lớn, VNPT tỉnh luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Với hệ thống mạng cáp quang bao phủ rộng lớn, VNPT tỉnh luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Số liệu thống kê kết quả triển khai thực hiện các ứng dụng và kết nối dữ liệu ngành, lĩnh vực với IOC tỉnh đến ngày 30/8/2023 cho thấy, việc phát triển đô thị thông minh và triển khai các ứng dụng, tiện ích thông minh phục vụ người dân tại tỉnh 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư để triển khai các ứng dụng, tiện ích thông minh phục vụ người dân và nhu cầu quản lý đô thị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh đầu tư trùng lắp với Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) của tỉnh.

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tỉnh đã thực hiện kết nối dữ liệu trên IOC với 26 cơ quan, đơn vị (gồm 21/21 sở, ban, ngành và 05 cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh). Các ứng dụng trên IOC: Đã triển khai xây dựng, truyên truyền hướng dẫn sử dụng rộng rãi cho 02 ứng dụng (app) đưa vận hành chính thức cho các thiết bị thông minh (Android, IOS) phục vụ người dân, doanh nghiệp và cơ quan đơn vị trên các phương tiện thông tin đại chúng (IOC Bà Rịa- Vũng Tàu; Smart BR-VT (Phản ánh hiện trường, tra cứu thông tin quy hoạch xây dựng, giáo dục, du lịch, đường dây nóng, an sinh xã hội, đất đai, môi trường,…).

Qua 2 năm đưa vào vận hành Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh và đã tạo 5.096 tài khoản cho CBCCVC toàn tỉnh; Hệ thống phản ánh hiện trường tỉnh đã tiếp nhận 805 tin phản ánh; đã xử lý 720 tin; Trợ lý ảo sử dụng AI (đã hoàn thiện 15.000 câu hỏi trong 8 lĩnh vực); Đặc biệt, trên 20% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân,…

Với các giải pháp đồng bộ trên, tỉnh BR-VT tin tưởng sẽ tiếp tục bứt phá các nhiệm vụ CĐS trong năm 2023 và những năm tiếp theo, ông Hiền nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ yếu tố để xây dựng một khu thương mại tự do

    LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ yếu tố để xây dựng một khu thương mại tự do

    16:22, 08/09/2023

  • Bà Rịa - Vũng Tàu: tháo điểm nghẽn, tạo động lực cho phát triển logistics

    Bà Rịa - Vũng Tàu: tháo điểm nghẽn, tạo động lực cho phát triển logistics

    15:51, 08/09/2023

  • Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:p/Tháo gỡ ngay các “nút thắt” giúp doanh nghiệp bứt phá

    Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Tháo gỡ ngay các “nút thắt” giúp doanh nghiệp bứt phá

    11:28, 26/06/2023

  • Thế và lực mới của huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu)

    Thế và lực mới của huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu)

    21:42, 17/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra 6 nhóm giải pháp để chuyển đổi số năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO