Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Tháo gỡ ngay các “nút thắt” giúp doanh nghiệp bứt phá

Diendandoanhnghiep.vn Sở Công thương tỉnh BR-VT quyết liệt thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất; hỗ trợ tìm kiếm thị trường, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp…

>>>Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, nhất là diễn biến, tác động và ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga – Ukraine; chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế bị suy giảm trên diện rộng tại nhiều quốc gia, khu vực. Do đó, nền kinh tế nước ta cũng phần nào bị ảnh hưởng nên gặp nhiều khó khăn nhất định, đặc biệt là hoạt động sản xuất và xuất - nhập khẩu hàng hóa.

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong những tháng đầu năm, mặc dù các công ty, doanh nghiệp nhà máy đều khẩn trương, tích cực tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tác động, ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhất là thị trường bất động sản suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành sản xuất có liên quan như: ngành thép, vật liệu xây dựng, cơ khí,… Do đó, ngành Công Thương tỉnh đã tích cực, chủ động và sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm lưu thông, cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực. Ngành điện đã đảm bảo tốt cân đối điện phục vụ phát triển KTXH và sinh hoạt của người dân. Thương mại điện tử trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông hàng hóa.

 Yếu tố tích cực

Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tổng trữ lượng dầu mỏ và tổng trữ lượng khí thiên nhiên đứng đầu của cả nước, được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia, được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, du lịch, cảng biển, công nghiệp hàng đầu của cả nước, có hệ thống hạ tầng giao thông được hoàn thiện và đồng bộ ở cấp độ cao. Sở hữu cảng quốc tế Cái Mép – một trong những cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn, đồng thời là cụm cảng duy nhất ở Việt Nam có các chuyến tàu chở container đi trực tiếp đến châu Âu, châu Mỹ mà không phải qua nước thứ 3. Bên cạnh đó là dự án sân bay Quốc tế Long Thành được triển khai và từng bước hoàn thiện hình hài, tuyến cao tốc Biên Hòa – Bà Rịa trở thành “sợi chỉ đỏ” để Bà Rịa – Vũng Tàu dễ dàng cất cánh.

Cảng Cái Mép – Thị Vải là điểm trung chuyển rất thuận lợi cho hàng hoá giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới

Cảng Cái Mép – Thị Vải là điểm trung chuyển rất thuận lợi cho hàng hoá giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới

Các chính sách kích cầu đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước phát huy tác dụng trong việc phục hồi các hoạt động sản xuất. Một số dự án về hạ tầng, công nghiệp đã đi vào hoạt động trong năm 2022-2023 sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng đáng kể cho các ngành công nghiệp. Trong đó, Dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 6 năm 2023, dự kiến đóng góp góp giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm trong các năm 2023-2025 ước khoảng 57.600 tỷ đồng. Mặt khác, theo chu kỳ những tháng trong quý I và II hàng năm sản lượng sản xuất công nghiệp có tốc tăng trưởng thấp so với quý III và IV, do những tháng đầu năm, một số đơn hàng đang trong giai đoạn triển khai thực hiện nên chưa hoàn tất sản phẩm để ghi nhận giá trị sản xuất.

Có 07 dự án lớn tỉnh đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với tổng quy mô vốn đầu tư khoảng 193.944 tỷ đồng.

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được phê duyệt với số lượng và quy mô các KCN, CCN được quy hoạch tăng thêm dự kiến là 6 KCN và 2 CCN, góp phần thu hút các dự án sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động. Trên địa bàn tỉnh sẽ có tổng 87 chợ, 20 siêu thị và 16 trung tâm thương mại (tăng 8 chợ, 7 siêu thị và 11 trung tâm thương mại) sẽ thúc đẩy thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng thương mại, nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ, phát triển hệ thống bán lẻ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn tỉnh. Cùng với đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nội địa, từ đó thúc đẩy hoạt động du lịch, lượng khách đến thăm quan tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tăng mạnh.

Ngày 26/11/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã đi máy bay trực thăng khảo sát các khu vực quy hoạch triển khai các dự án lớn của tỉnh BR-VT - ảnh: VGP/ Nhật Bắc

Ngày 26/11/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã đi máy bay trực thăng khảo sát các khu vực quy hoạch triển khai các dự án lớn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - ảnh: VGP/ Nhật Bắc

Dự án kho cảng LNG Thị Vải do PV GAS làm chủ đầu tư với công suất giai đoạn 1 là 1 triệu tấn LNG/năm, tổng mức đầu tư khoảng 285 triệu USD và dự án kho tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng và tái hóa khí thiên nhiên Hải Linh Vũng Tàu quy mô 220.000m3 do Công ty TNHH Hải Linh làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 8.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đi vào vận hành trong năm 2023-2024, góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp.

Toàn cảnh kho cảng LNG Thị Vải do PV GAS

Toàn cảnh kho cảng LNG Thị Vải do PV GAS

Hạ tầng giao thông hoàn thiện sẽ là động lực thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế, do đó Tỉnh đang tập trung nguồn lực triển khai các dự án đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên vùng để nâng cao năng lực cảng Cái Mép-Thị Vải; khởi công các công trình giao thông trọng điểm như: cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, cầu Phước An, đường ven biển 4, đường Vành đai 4… Hoạt động đầu tư trong những tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào việc triển khai kế hoạch vốn đầu tư, các công trình mới được bố trí vốn đang trong thời gian chuẩn bị hoàn tất các thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư.

Ngày 13/6/2023, Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 3 từ trái qua) khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức Lễ khởi công dự án thành phần 3, thuộc Dự án truyến đường bộ Biên Hòa – Vũng Tàu, giai đoạn 1 (ảnh Báo BR-VT)

Ngày 13/6/2023, Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 3 từ trái qua) khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức Lễ khởi công dự án thành phần 3, thuộc Dự án truyến đường bộ Biên Hòa – Vũng Tàu, giai đoạn 1 (ảnh Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

Việc các nước công nghiệp phát triển tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư đang là cơ hội cho Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của các ngành sản xuất công nghệ cao đang hướng về khu vực các nước châu Á.

Các doanh nghiệp tiếp tục tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường có nhiều tiềm năng, thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực; các dự án sản xuất công nghiệp mới/mở rộng đi vào hoạt động trong năm sẽ thúc đẩy sản lượng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh cũng như nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất các đơn hàng của doanh nghiệp.

Còn nhiều thách thức

Theo đánh giá chung tại Hội nghị Thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 53: Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và khả năng suy thoái. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, do đó có khả năng chịu tác động từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, nhất là chính sách lãi suất - tỷ giá. Hiện nay, một số doanh nghiệp ngành gỗ, thép, dệt may gặp nhiều khó khăn về đơn hàng, giá và thị trường. Trong khi đó, doanh nghiệp thủy sản thì lại gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào.

Trong tỉnh, một số hạn chế vẫn chưa được giải quyết triệt để như sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh vẫn phụ thuộc vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp. doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp, năng lực kết nối... Tiến độ đầu tư hạ tầng CCN còn chậm; công nghiệp hỗ trợ phát triển chưa đạt kỳ vọng; các khu chế biến hải sản tập trung chưa hoàn thiện xong hạ tầng theo tiến độ; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động.

Bối cảnh trên cho thấy, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội phát triển, ngành công thương của tỉnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; đòi hỏi phải có những giải pháp căn bản phù hợp với tình hình thực tế phát triển của tỉnh, đổi mới mạnh mẽ để tiếp tục duy trì sự phát triển của ngành.

Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó 

Năm 2023 ngành Công thương tỉnh đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí dự kiến là 378.655 tỷ đồng, tăng 9,24% so với năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dự kiến là 65.701 tỷ đồng, tăng 11,31%; kim ngạch xuất khẩu trừ dầu thô dự kiến là 7.106 tỷ đồng, tăng 11,23% so với năm 2022…

Sự hỗ trợ, đồng hành của chính quyền sở ban ngành, địa phương là động lực để các DN trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Trong ảnh: Công nhân CTCP Tôn Pomina trong giờ làm việc (ảnh Báo BR-VT)

Sự hỗ trợ, đồng hành của chính quyền sở ban ngành, địa phương là động lực để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Trong ảnh: Công nhân CTCP Tôn Pomina trong giờ làm việc (ảnh Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của ngành Công Thương tỉnh trong năm 2023, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2021-2025, tập thể Lãnh đạo Sở và CBCCVC ngành Công Thương sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu phát huy thành quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, trọng tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ:

Một là, Tích cực phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các dự án mới chuẩn bị đi vào hoạt động; sớm hoàn thiện đầu tư hạ tầng các khu, CCN; sớm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các CCN; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; mở rộng danh mục sản phẩm đề xuất chứng nhận đạt chuẩn công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Hai là, Theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả; tập trung đẩy mạnh Chương trình xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; thường xuyên cập nhật, hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin về thị trường xuất khẩu, ngành hàng xuất khẩu.

Ba là, Thường xuyên theo dõi, phối hợp Công ty Điện lực tỉnh đầu tư cấp lưới điện kịp thời; Chủ động liên hệ, làm việc với các Vụ, Cục thuộc Bộ Công Thương để được hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư các Dự án: Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, Trung tâm Điện Lực LNG Long Sơn (giai đoạn 1); Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo; các Quy hoạch liên quan đến lĩnh vực điện …

Bốn là, Tích cực đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực của ngành Công Thương; trọng tâm thúc đẩy hoạt động phát triển thương mại điện tử... triển khai mở rộng mô hình chợ 4.0 tại các chợ trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các Trung tâm Thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, cơ sở kinh doanh hàng hóa – dịch vụ duy trì mà rở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Năm là, Tiếp tục duy trì thực hiện 100% hồ sơ TTHC được tiếp nhận và giải quyết qua hình thức trực tuyến mức độ 4, đảm bảo tiến độ thời gian xử lý theo quy định; đồng thời tiếp tục thực hiện thu 100% các khoản phí, lệ phí thẩm định hồ sơ TTHC thông qua tài khoản ngân hàng hoặc quét mã QR-Code thanh toán tại Ngân hàng, góp phần tiết giảm thời gian, chi phí của người dân, doanh nghiệp, cũng như tăng chất lượng, hiệu quả dịch vụ công.

Sáu là, Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường, tránh lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường truyền thống; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và khuyến khích tiêu dùng nội địa. Lựa chọn, tập trung xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực;

Bảy là, Phối hợp với các sở, ban ngành,Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh các nguồn vốn tín dụng cho vay tại các ngân hàng để doanh nghiệp có nhiều nguồn lực mở rộng đầu tư phát triển các dự án sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính thông qua việc miễn, giảm, gia hạn các thuế, phí, tiền thuê đất,... Đồng thời, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tháo gỡ ngay các khó khăn cho thị trường BĐS và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm thúc đẩy kênh tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp (sắt, thép, vật liệu cơ bản,…) được sản xuất ra trong nền kinh tế.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Tháo gỡ ngay các “nút thắt” giúp doanh nghiệp bứt phá tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714243006 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714243006 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10