Học hỏi sai lầm của người khác cũng như thành công của họ là cách để tìm ra cho mình những bài học đắt giá.
Đây là những bài học mà Sean C. Castrina – nhà sáng lập, tác giả, nhà tư vấn kinh doanh và chủ một doanh nghiệp thực thụ đã rút ra trong sự nghiệp gầy dựng thành công 15 công ty trong suốt 20 năm. Các công ty này rất đa dạng, trải dài từ bán lẻ, tiếp thị và quảng cáo cho đến kinh doanh bất động sản.
Có rất ít lời khuyên nào giá trị hơn lời khuyên sau đây: Đừng cho phép bản thân trở nên quá phụ thuộc vào người khác. Ví dụ, nếu bạn không biết gì về máy tính, và nếu tất cả các báo cáo kinh doanh và thông tin tài chính đều được lưu giữ trong máy tính, thì khi đó bạn sẽ gặp rắc rối. Nếu bạn không có mật khẩu của mọi tài khoản máy tính và các hệ thống hộp thư thoại, bạn không thể kiểm soát công việc kinh doanh của mình.
Ở một mức độ nào đó, bạn có thể phụ thuộc vào nhân viên, đại lý của mình. Cách thức giúp bạn không trở nên quá phụ thuộc chính là có một kế hoạch thích hợp để đối phó với những việc ngoài ý muốn. Huấn luyện viên truyền thông tiếp thị Susan Payton, chia sẻ một kế hoạch thích hợp: “Một nhân viên bất ngờ nghỉ việc có thể là một cú sốc, đặc biệt khi bạn không có kế hoạch dự phòng để thay thế người đó. Hãy trở nên độc lập và tránh tình huống này bằng cách:
- Luôn có những quy trình hợp lý để huấn luyện một nhân viên thay thế trở nên dễ dàng hơn.
- Bảo đảm bạn có đủ số lượng nhân viên để hoàn thành mọi công việc, thay vì đổ dồn nhiều công việc vào một người khiến cho người đó xin nghỉ việc ngay sau đó vì quá căng thẳng”.
- Bằng những suy luận tương tự hãy tìm sẵn những đại lý thay thế mà bạn có thể dựa vào khi đại lý chủ chốt phạm phải một sai lầm ngớ ngẩn nào đó.
Có hai bí mật bạn muốn biết: khách hàng không phải lúc nào cũng đúng và không phải khách hàng nào bạn cũng muốn có.
Thứ nhất, nếu khách hàng đúng thì nhân viên của bạn sai. Có những thời điểm bạn càn vạch rõ một đường thẳng trên cát và việc bênh vực nhân viên của mình sẽ có giá trị hơn nhiều so với việc ủng hộ khách hàng.
Thứ hai, thỉnh thoảng bạn không muốn kinh doanh với một số khách hàng nhất định. Bạn đừng nghĩ việc này giống như việc “sa thải khách hàng – bạn có thể điều chỉnh nó bằng cách phục vụ những khách hàng chất lượng và có triển vọng hơn. Điều đó đòi hỏi bạn phải thu hẹp sự chú ý của mình lại, các công ty tốt nhất thường không cố gắng phục vụ mọi đối tượng khách hàng.
Có ít điều làm tiêu hao sức lực của một người lãnh đạo doanh nghiệp hơn là việc đối phó với một khách hàng khó chịu. Nó thậm chí còn tệ hại hơn nếu bạn biết cuối cùng lỗi lầm đó là do bạn gây ra.
Dù bạn tin hay không, việc lắng nghe khiếu nại của một khách hàng thông minh có thể giúp bạn điều hành tốt hơn. Một lợi ishc khác của việc giải quyết khiếu nại là bạn có thể nhìn thấy mặt yếu kém có thể sửa chữa được trong quy trình sản xuất hoặc trong sản phẩm của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những lời phàn nàn hoặc những vấn đề nghiệm trọng có thể xảy ra trong tương lai. Nếu bạn muốn khách hàng quay trở lại hãy cố gắng hết sức để sửa đổi và cải thiện lời khiếu nại đó sao cho nó trở nên dễ chịu hơn.
Trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn vào thời điểm bắt đầu khởi nghiệp là một cách sáng tạo và hiệu quả để tiết kiệm vốn ban đầu. Jim Blasingame chuyên gia về kinh doanh nhỏ xếp hạng nhất trên Google đã nhấn mạnh giá tị của trao đổi hàng hóa đối với việc kinh doanh nhỏ” “Ví dụ với quá nhiều hàng hóa và quá ít tiền mặt, việc trao đổi hàng hóa có thể là một phần của chiến dịch sinh tồn trong nền kinh tế xuống dốc. Hàng hóa tiêu thụ chậm sẽ được dùng để chi trả cho một thứ gì đó trong nền kinh tế phát triển, nó sẽ được trả bằng vòng quay tiền mặt và lợi nhuận từ việc buôn bán với khách hàng”.
Trở thành người lãnh đạo doanh nghiệp là một điều thú vị nhưng nó cũng mang đến những đòi hỏi mới về thời gian gian. Số lượng người cố gặp mặt bạn để mời chào dịch vụ của họ có thể khiến cho bạn trở nên rối trí. Susan Payton khuyên rằng “Hãy kiểm tra email vào thời gian nhất định trong ngày. Đừng trả lời ngay lập tức nếu không cần thiết. Các khách hàng của bạn phải biết được giới hạn thời gian nào thích hợp cho bạn”.
Bạn cần phải bảo vệ thời gian của mình vì bạn có rất ít thời gian một khi bắt đầu kinh doanh.
Mỗi năm bạn cần dành thời gian để phản ánh và đánh giá công việc kinh doanh của mình một cách cẩn thận. Đây là thời điểm để bạn xem xét lại sứ mệnh, những giá trị và những mục tiêu trước đó của bạn. Hãy hỏi chính mình liệu bạn vẫn đang thực hiện theo đúng những điều đó. Có thể bạn cần phải thay đổi một số trong đó.
Bạn cần phải biết rõ về đội ngũ nhân viên của mình và các nhu cầu của họ. Hãy đánh giá một cách cẩn thận để có kế hoạch giữ chân nhân tài hoặc chuẩn bị cho chiến lược tuyển dụng người mới cho năm mới.
Hãy là một con người lạc quan. Bạn sẽ làm gì nếu công việc kinh doanh của mình vượt quá sự mong đợi? Hãy có ước mơ lớn và lên kế hoạch lớn. Hãy tưởng tượng công việc kinh doanh của bạn thành công vượt xa những gì bạn nghĩ ban đầu. Sẽ có một danh sách những câu hỏi tượng trưng cho viễn cảnh đó mà bạn phải trả lời, để kịp thời chuẩn bị kế sách phù hợp. Nếu không cơ hội sẽ một đi không trở lại và bạn sẽ thất bại ngay khi chiến thắng vừa tới.
Ghi lại là một cách để bạn hồi tưởng tất cả những gì đã đi qua. Trí nhớ con người có giới hạn. Nếu không ghi chép, một ngày không xa nó sẽ bị xóa nhòa. Như vậy là vô cùng đáng tiếc.
Hơn nữa, việc ghi nhật ký khởi nghiệp chính là một cách bạn tuyên ngôn sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn của mình, để trước tiên động viên, nhắc nhở bản thân đang đi đến đâu trong hành trình vạch ra trước đó.
Tương tự, việc bạn hình dung trước cuộc hành trình của mình một cách sáng tạo cũng là một điều quan trọng. Hãy lấp đầy nó bằng những ý tưởng và nguồn cảm hứng để gặt hái sự thành công và giàu có. Hãy nghĩ về bản thân như một doanh nhân thành công ngay hôm nay và ngay lúc này bằng cách khẳng định điều đó mỗi ngày.
A.Einstein từng nói “Thiên tài chỉ có 10% cảm hứng, 90% còn lại là mồ hôi”. Dù vậy mọi thứ bắt đầu từ cảm hứng. Hãy tạo cảm hứng cho mình mỗi ngày. Hãy nói với chính bạn những từ ngữ và hình ảnh mà bạn mong muốn xảy ra trong tương lai.