Bộ Y tế cắt giảm 90% thủ tục và bài toán đặt ra cho các bộ ngành khác

Diendandoanhnghiep.vn Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc cải cách thủ tục hành chính song ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho rằng câu chuyện cải cách hành chính của Bộ Y tế hôm nay cũng chính là bài toán được đặt ra cho các bộ ngành khác.

Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có 13 chương 44 điều có hiệu lực ngay từ ngày ký 2/2/2018, thay thế Nghị định số 38/2012.

“Doanh nghiệp mất nửa năm để xin giấy phép”

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo Hội nghị phổ biến Nghị định số 15/2018/NĐ-CP cho các doanh nghiệp thực phẩm và một số hiệp hội ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định sự ra đời của Nghị định 15/2018 về an toàn thực phẩm là một nỗ lực lớn của Chính phủ và Bộ Y tế, giảm cấp phép tiến tới xóa bỏ thủ tục rườm rà, đảm bảo an toàn cho dân và doanh nghiệp.

“Đây là bước tiến lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nói riêng. Sự kiện này được doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nông sản đánh giá cao bởi Nghị định giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho doanh nghiệp”, ông Tuấn khẳng định.

ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định sự ra đời của Nghị định 15/2018 về an toàn thực phẩm là một nỗ lực lớn của Chính phủ và Bộ Y tế, giảm cấp phép tiến tới xóa bỏ thủ tục rườm rà, đảm bảo an toàn cho dân và doanh nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định sự ra đời của Nghị định 15/2018 về an toàn thực phẩm là một nỗ lực lớn của Chính phủ và Bộ Y tế, giảm cấp phép tiến tới xóa bỏ thủ tục rườm rà, đảm bảo an toàn cho dân và doanh nghiệp.

Nhớ lại câu chuyện của Nghị định 38/2012/NĐ-CP trước đây, ông Tuấn kể để thực thi Nghị định 38 nhiều doanh nghiệp đã phải mất hàng tháng, thậm chí có doanh nghiệp phải mất đến hàng năm trời mới có thể xin được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

“Nhiều chuyên gia cho rằng Nghị định 38 trước đây thiên về quản lý nhà nước, nặng về vấn đề quản lý cấp phép nhưng không mang lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp”, ông Tuấn nói.

Dù vậy, ông Tuấn cũng cho rằng với sự ra đời 15 đã giảm việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính những điều này không đồng nghĩa là sẽ buông lỏng việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

“Nhà nước đã trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm  phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình. Tôi được biết, tới đây, Bộ Y tế sẽ soạn thảo một khuân khổ pháp lý phạt nặng hơn để xử lý những doanh nghiệp vi phạm”, ông Tuấn nói.

Về phần mình, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, Nghị định 15 thể hiện sự phân công, phân cấp mạnh mẽ trong trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Đồng thời, Nghị định cũng giảm tải áp lực quản lý cho các cơ quan cấp bộ, ngành, tránh chồng chéo trong quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện.

Bài toán cho các bộ ngành khác?

Nghị định 15 gồm 13 chương, 44 điều, với 11 nội dung chính được điều chỉnh so với Nghị định 38. Đáng chú ý Nghị định này có hiệu lực ngay từ ngày ký, ngày 2/2.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Nội dung mà doanh nghiệp, người kinh doanh quan tâm nhất tại Nghị định 15 chính là quy định về thực hiện tự công bố sản phẩm bởi thay vì phải xin xác nhận từ cơ quan Nhà nước, nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tự công bố.

Ông Phong cũng thông tin thêm rằng khi tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chỉ cần “nộp 1 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền” mà thôi.

Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có 13 chương 44 điều có hiệu lực ngay từ ngày ký 2/2/2018.

Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có 13 chương 44 điều có hiệu lực ngay từ ngày ký 2/2/2018.

Tuy nhiên, người đại diện Cục An toàn Thực phẩm cũng lưu ý: ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

“Với Nghị định mới này, Bộ Y tế chỉ yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký bản công bố sản phẩm với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định”, ông Phong nói.

Đánh giá cao những nỗ lực của ngành Y tế trong việc cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho biết cuộc đấu tranh với Nghị định 38 là một hành trình không hề dễ dàng. Mặt khác, theo ông Tuấn sự kiện Bộ Y tế bãi bỏ Thông tư 38 cũng là một bài toán được đặt ra cho các bộ ngành khác.

“Nhiều hiệp hội cho rằng đây là nỗ lực lớn của Bộ Y tế, đây cũng là hành trình không hề đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, việc Bộ Y tế làm được cũng đặt ra câu hỏi, một bài toán đặt ra cho rất nhiều bộ ngành khác.

Không dừng lại ở câu chuyện của riêng Nghị định 38, khi nhìn lại cuộc chiến với điều kiện kinh doanh, Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định điều mà cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc thay thế Nghị định 38 mà còn là vấn đề cắt giảm điều kiện kinh doanh tại ở tất cả các bộ ngành sẽ đi vào thực chất.

“Thủ tướng đã có Chỉ thị yêu cầu các bộ ngành cắt giảm 1/3 hoặc một nửa số điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực mà mình quản lý. Quan sát ở thời điểm điểm hiện tại tôi thấy nhiều bộ ngành đã có những chuyển biến tích cực như Bộ Công Thương, Bộ Xây Dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… tôi kỳ vọng những điều này tạo ra sự thay đổi đồng khắp trên toàn bộ các bộ ngành để doanh nghiệp và người dân thực sự là những người được hưởng lợi”, ông Tuấn chia sẻ.

Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có 13 chương 44 điều có hiệu lực ngay từ ngày ký 2/2/2018, thay thế Nghị định số 38/2012. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định về thủ tục tự công bố sản phẩm, thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm biến đổi gen, Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; Ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Y tế cắt giảm 90% thủ tục và bài toán đặt ra cho các bộ ngành khác tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711649065 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711649065 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10