Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu: Lại là nỗi lo thiếu đất đắp nền

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 24/01/2024 00:06

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai cần khoảng 5,7 triệu m3 đất đắp nền. Trong khi, nguồn vật liệu đang khai thác phục vụ dự án ước khoảng 1,7 triệu m3 và thiếu khoảng 4 triệu m3.

>>Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu: Vì sao cả 3 dự án thành phần đều vướng mặt bằng?

Thiếu đất đắp nền…

Cụ thể, theo tính toán của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và Ban quản lý Dự án 85 (Ban 85) – Bộ GTVT, làm chủ đầu tư dự án thành phần 2 đoạn qua Đồng Nai. Sau khi tiến hành khảo sát các mỏ vật liệu đất đắp nền phục vụ thi công đã cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 2 mỏ đất đắp thương mại đang khai thác là mỏ Tân Cang 7 và mỏ Núi Nứa với tổng trữ lượng còn lại khoảng 1,7 triệu m3 là có thể sử dụng được cho dự án.

cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai, cần khoảng 5,7 triệu m3 đất đắp nền. Trong khi, nguồn vật liệu đang khai thác phục vụ dự án ước khoảng 1,7 triệu m3 và hụt khoảng 4 triệu m3.

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai cần khoảng 5,7 triệu m3 đất đắp nền. Trong khi, nguồn vật liệu đang khai thác phục vụ dự án ước khoảng 1,7 triệu m3 và thiếu hụt khoảng 4 triệu m3.

Trong ngắn hạn, ngành chức năng chưa thể cấp phép mỏ vật liệu đất đắp nền phục vụ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 mà nguyên nhân là quy định pháp luật còn bất cập, chồng chéo. Tỉnh Đồng Nai và Ban 85 cũng cho biết sắp tới đây, các đơn vị sẽ đồng loạt triển khai đào đắp nền đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, nhu cầu đất đắp nền cho dự án vì vậy rất cấp bách.

Trước những áp lực khan hiếm nguồn cung vật liệu san lấp cho dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị dùng lượng đất đào lên từ dự án sân bay Long Thành để thi công dự án cao tốc này...

Về vật liệu đá thi công, theo tính toán của Bộ GTVT, tổng khối lượng đá cần cho dự án khoảng 1,89 triệu m3; tổng khối lượng cát khoảng 0,87 triệu m3 và tổng khối lượng đất đắp khoảng 6,4 triệu m3. Riêng nguồn cung vật liệu đất đắp, chủ đầu tư cho biết hiện đang bị thiếu hụt nguồn cung, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Đáng chú ý, tại buổi làm việc ngày 19/1/2024 với các đơn vị liên quan về tình hình triển khai dự án và nguồn vật liệu san lấp thi công dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã phải nhắc lại đề xuất về việc sử dụng nguồn đất đắp của khoảng 187 ha thuộc dự án sân bay Long Thành (trữ lượng khoảng 18 triệu m3) phục vụ thi công dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.

Về cơ sở và lý do đề xuất giải pháp nêu trên, ông Phi cho rằng, nếu áp dụng phương án nêu trên thì điểm thuận lợi là hiện trữ lượng đất này hiện nay do tỉnh Đồng Nai quản lý.

Cũng theo ông Phi, hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai phối hợp với Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai, Ban 85 và các địa phương trong tỉnh rà soát lại những vị trí mới được đề xuất. Đồng thời, đối chiếu với các quy định pháp luật để triển khai thực hiện thủ tục cấp phép theo đúng quy định.

Đối với khu vực đề xuất trong dự án sân bay Long Thành, ông Phi đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, rà soát các thủ tục liên quan cần thực hiện để tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phương án.

Trước những áp lực khan hiếm nguồn cung vật liệu san lấp cho dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị dùng lượng đất đào lên từ dự án sân bay Long Thành để thi công dự án cao tốc này...

Trước những áp lực khan hiếm nguồn cung vật liệu san lấp cho dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị dùng lượng đất đào lên từ dự án sân bay Long Thành để thi công dự án cao tốc, dự kiến khoảng hơn 4 triệu m3.

>>Bộ GTVT: Giai đoạn khó khăn nhất của Dự án Sân bay Long Thành đã qua

Đề xuất cho phép kéo dài cơ chế đặc thù…

Trước đó, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải ngày 25/9/2023, quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép kéo dài cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến hết năm 2024, nhằm phục vụ cung cấp vật liệu cho quá trình thi công dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Đến giữa tháng 10/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong khai thác vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó, đối với dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tiếp tục gia hạn 3 dự án hạ cốt nền, cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi làm vật liệu san lấp trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ để phục vụ thi công dự án.

ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đã phải nhắc lại đề xuất về việc sử dụng nguồn đất đắp của khoảng 187 ha thuộc dự án sân bay Long Thành (trữ lượng khoảng 18 triệu m3) phục vụ thi công dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.

Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: Việc sử dụng nguồn đất đắp của khoảng 187 ha thuộc dự án sân bay Long Thành (trữ lượng khoảng 18 triệu m3) phục vụ thi công dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu. và nếu áp dụng phương án nêu trên thì điểm thuận lợi là hiện trữ lượng đất này hiện nay do tỉnh Đồng Nai quản lý.

Như vậy có thể thấy, tình trạng thiếu nguồn VLXD phục vụ cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, đầu tư công nói chung, các dự án thành phần đường cao tốc nói riêng, không chỉ là áp cho các địa phương về mặt thủ tục pháp lý, mà còn là sự “lo lắng” rất lớn cho chủ đầu tư cũng như nhà thầu thi công trong quá trình triển khai dự án.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, theo quy định mới, ngoài các vị trí mỏ đã có trong quy hoạch, thì mới đây, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ. Trong nhiệm vụ này, các cơ quan chức năng sẽ phối hợp với các chủ đầu tư các dự án thành phần, các nhà thầu để tiến hành khảo sát, rà soát thêm một số vị trí mới để kiến nghị triển khai các thủ tục cấp phép khai thác nhằm phục vụ thi công dự án. Song, theo quy định hiện còn bất cập, chồng chéo thì các bước để cấp được giấy phép khai thác cũng không phải là việc dễ dàng, một sớm một chiều, mà muốn nhanh cũng phải mất vài tháng…

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7 km, tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, đi qua địa phận hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu; trong đó đoạn đi qua địa phận Đồng Nai dài khoảng 34 km. Dự án gồm 3 dự án thành phần: Dự án thành phần 1 1 dài 16 km qua Đồng Nai, do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản nhà nước về đầu tư; dự án thành phần 2 dài 18,2 km qua Bà Rịa - Vũng Tàu do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư; và dự án thành phần 3 dài 19,5 km qua Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu: Vì sao cả 3 dự án thành phần đều vướng mặt bằng?

    02:40, 23/01/2024

  • Hoạt động của Hội đồng doanh nghiệp tiểu vùng trục cao tốc phía đông phải đi vào thực chất

    03:28, 16/01/2024

  • Tuyến đường cao tốc CT.08 đi qua Nam Định - Thái Bình sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho 2 địa phương

    16:12, 09/01/2024

  • Việt Nam - Lào thúc đẩy dự án đường cao tốc Vientiane - Hà Nội

    17:43, 06/01/2024

  • Đảm bảo an toàn giao thông và kết cấu hạ tầng Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

    14:26, 04/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu: Lại là nỗi lo thiếu đất đắp nền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO