Chuyển đổi số: Nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội TP HCM

ĐÌNH ĐẠI 16/04/2022 02:40

Ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, chuyển đổi số đang trở thành nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mở ra nhiều triển vọng cho Việt Nam cũng như cho TP.HCM.

>>>Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM cần thực hiện 4 nhiệm vụ để chuyển đổi số

Ngày 15/4, TP.HCM tổ chức Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022 với chủ đề

Ngày 15/4, TP.HCM tổ chức Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022 với chủ đề "Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai" - Ảnh: Đình Đại.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022, ông Nguyễn Thành Phong – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương dẫn số liệu từ Báo cáo kinh tế số Đông Nam Á cho biết, nền kinh tế số của Việt Nam năm 2020 tăng trưởng cao nhất khu vực Asean, với mức tăng trưởng 16%, đạt giá trị 14 tỷ USD. Trong đó, nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế số có tốc độ tăng trưởng rất cao. Dự báo đến năm 2025, nền kinh tế số của Việt Nam sẽ chạm mốc 50 tỷ USD.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, đến nay, các nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia đã được thiết lập, kết nối chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương, một số cơ sở dữ liệu quốc gia đã được hình thành và phát huy hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao giúp giảm đáng kể giấy tờ, thủ tục hành chính.

“Tính đến đầu năm 2022, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên cả nước đã đạt trên 68%. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc từ năm 2014 đến năm 2020 đã tăng 13 bậc, từ hạng 99 lên hạng 86/193 quốc gia trên thế giới, thứ 23/47 các nước châu Á và xếp thứ 6/11 nước Đông Nam Á”, ông Phong cho biết.

Đối với TP.HCM, ông Phong cho rằng, thời gian qua, các mô hình kinh doanh trực tuyến như đặt hàng qua mạng, dịch vụ giao nhận, hội họp trực tuyến, dịch vụ internet, viễn thông… đã phát triển ở mức độ cao. Theo ông, TP.HCM là địa phương có số dân sử dụng điện thoại thông minh cao nhất cả nước. Hạ tầng cáp quang, internet băng thông rộng, hạ tầng di động 3G, 4G phủ 100% phường, xã, thị trấn. Đặc biệt, trong năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ngành thông tin truyền thông của Thành phố vẫn giữ được mức tăng trưởng 6,08%. Hoạt động chuyên môm khoa học công nghệ tăng 3,8%, Thành phố đặt mục tiêu nền kinh tế số đóng góp 25% trong GRDP vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

>>> 5 yếu tố để TP.HCM phát triển kinh tế số

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, quá trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số của TP.HCM nói riêng vẫn còn chậm, thiếu chủ động, hạ tầng thông tin phục vụ quá trình chuyển đổi số còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp bị động, năng lực tiếp nhận ứng dụng phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ, việc đấu tranh với tội phạm bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức và nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển đổi số chưa đáp ứng được yêu cầu.

ông Nguyễn Thành Phó – Phó Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

ông Nguyễn Thành Phó – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

“Chuyển đổi số đang trở thành nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mở ra nhiều triển vọng cho Việt Nam cũng như cho TP.HCM trong giai đoạn 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong khẳng định.

Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghệ hiện đại, thu nhập trung bình cao, đòi hỏi chuyển đổi số phải được đẩy mạnh để trở thành nguồn lực mới cho phát triển kinh tế số và xã hội số. Do đó, ông Phong cho rằng, cần phải xác định rõ 3 vấn đề:

Thứ nhất, chuyển đổi số là quá trình tất yếu, là động lực quan trọng để thực hiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội chuyển đổi số hiệu quả, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế số và xã hội số.

Thứ hai, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, nhất là phục hồi kinh tế sau đại dịch, vượt qua những biến động khó lường trên thế giới. Chuyển đổi số, đổi mới mô hình tăng trưởng, đóng góp tích cực vào việc nâng cao thứ hạng về mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, phát triển và làm chủ các công nghệ số, phát triển nền tảng công nghệ số cho các hệ sinh thái công nghiệp, phát triển mô hình nhà máy thông minh, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở số hóa và các nền tảng số, kết hợp tự lực, tự cường và hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi công nghệ, thu hút FDI có chọn lọc, tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển công nghệ số và hiện đại số.

Có thể bạn quan tâm

  • Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM cần thực hiện 4 nhiệm vụ để chuyển đổi số

    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM cần thực hiện 4 nhiệm vụ để chuyển đổi số

    13:29, 15/04/2022

  • Tây Ninh tăng tốc chuyển đổi số

    Tây Ninh tăng tốc chuyển đổi số

    11:31, 15/04/2022

  • Vietnam - ASIA DX Summit 2022: Nhiều điểm mới hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

    Vietnam - ASIA DX Summit 2022: Nhiều điểm mới hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

    11:40, 14/04/2022

  • VIETNAM EXPO 2022: Khai thác hiệu quả chuyển đổi số

    VIETNAM EXPO 2022: Khai thác hiệu quả chuyển đổi số

    10:54, 13/04/2022

  • Hải Phòng: phấn đấu tốp 10 Chỉ số xếp hạngp/chuyển đổi số như thế nào?

    Hải Phòng: phấn đấu tốp 10 Chỉ số xếp hạng chuyển đổi số như thế nào?

    21:14, 09/04/2022

  • FPT “kích cầu” để Hưng Yên chuyển đổi số

    FPT “kích cầu” để Hưng Yên chuyển đổi số

    11:50, 08/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyển đổi số: Nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội TP HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO