Có nên giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc?

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có một số ý kiến cho rằng NHNN cũng nên cắt giảm tỷ lệ này để hỗ trợ đà tăng trưởng kinh tế.

>> Xoay vốn cho SMEs: Chính sách chưa như kỳ vọng

NHNN đã duy trì tỷ lệ này đối với các TCTD từ ngày 1/6/2018 đến nay bất chấp nền kinh tế trải qua nhiều biến động, đặc biệt là 2 năm dịch bệnh vừa qua.

 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND và ngoại tệ đối với các TCTD.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND và ngoại tệ đối với các TCTD.

Không còn nhiều dư địa

PBoC vừa thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tất cả các ngân hàng khoảng 25 điểm cơ bản, bắt đầu từ ngày 25/4 tới. Động thái này giúp “giải phóng” khoảng 530 tỷ NDT (83,25 tỷ USD) thanh khoản dài hạn để hỗ trợ tăng trưởng.

Trong bối cảnh đó, có một số ý kiến cho rằng NHNN nên cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, một mặt có thể giải phóng thêm thanh khoản, mặt khác cũng tạo điều kiện để các TCTD giảm thêm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, NHNN khó có thể làm theo bởi hiện tỷ lệ này đang ở mức khá thấp (tiền gửi VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng hiện là 3%; tiền gửi VND có kỳ hạn trên 12 tháng là 1%) nên không còn nhiều dư địa cắt giảm.

Xem xét bỏ LDR

Ngoài dự trữ bắt buộc, hiện các TCTD còn bị ràng buộc bởi quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR). Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN, tỷ lệ LDR đối với các TCTD là 85%. Có nghĩa huy động được 100 đồng, các nhà băng chỉ được cho vay tối đa 85 đồng, còn lại phải dự trữ thanh khoản. Tỷ lệ này còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đó cũng là lý do khiến chuyên gia cho rằng việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng không có nhiều tác dụng trong bối cảnh hiện nay.

Còn nhớ ngay từ khi quy định về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (nay được sửa thành tỷ lệ LDR) được ban hành theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, TS. Lê Xuân Nghĩa, lúc đó là Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cũng đã khuyến nghị nên bỏ quy định tỷ lệ LDR, thay vào đó chỉ nên sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên đến nay, quy định này vẫn chưa được bãi bỏ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh áp lực lạm phát đã buộc nhiều ngân hàng phải tăng lãi suất huy động, trong khi cầu tín dụng đang tăng nhanh trở lại, tạo áp lực tăng lãi suất cho vay, thì NHNN nên xem xét tăng tỷ lệ LDR, thậm chí bỏ tỷ lệ này để tạo điều kiện cho ngân hàng giảm lãi vay cho doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có nên giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc? tại chuyên mục Tín dụng - Ngân hàng của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713549900 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713549900 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10