CSI tăng sức “chống chịu” cho doanh nghiệp

PHAN NAM 12/12/2020 03:03

60% doanh nghiệp thực hiện bộ chỉ số CSI tin rằng họ đang làm tốt hơn đối thủ cạnh trạnh, trong đó chỉ có 27% doanh nghiệp trong nhóm đối chứng tự tin vào điều đó.

Kết quả một cuộc khảo sát độc lập do VCCI triển khai cho thấy 60% doanh nghiệp thực hiện bộ chỉ số phát triển bền vững CSI tin rằng họ đang làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, trong đó chỉ có 27% doanh nghiệp trong nhóm đối chứng (không áp dụng chỉ số này) tự tin vào điều đó.

p/Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Quà lưu niệm cho Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD). Ảnh: Quốc Tuấn

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Quà lưu niệm cho Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD). Ảnh: Quốc Tuấn

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cho biết: “Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phấn đấu chung của toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch hành động quốc gia và chọn ra 115 chỉ tiêu phù hợp lồng ghép vào Nghị quyết của Đảng, các chương trình hành động của Chính phủ. Tuy nhiên, với 169 mục tiêu của toàn thế giới và 115 cụ thể của Việt Nam thì còn rất rất nhiều việc phải làm. Đến giờ phút này mới chỉ có 2.000 doanh nghiệp gia nhập vào cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam. Để lan toả tiếp trong cộng đồng doanh nghiệp là một thách thức rất lớn”.

Nỗ lực riêng- mục tiêu chung

Theo Phó Thủ tướng: Muốn phát triển bền vững thì việc đầu tiên phải cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục đề nghị VCCI, các bộ ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, ghi nhận ý kiến doanh nghiệp và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, không ngừng đổi mới các chính sách cho phù hợp với doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nhận định “Chúng ta không thể đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững nếu thiếu doanh nghiệp, và sẽ không có doanh nghiệp nếu không đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Việc hoàn thành các SDGs có thể mở ra cơ hội thị trường trên toàn cầu trị giá ít nhất 12 nghìn tỷ USD vào năm 2030”. “Chính phủ cần tạo ra môi trường thuận lợi về chính sách và phát luật cho doanh nghiệp. Thiết kế các gói hỗ trợ, công cụ hỗ trợ tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện phát triển bền vững”- bà Caitlin Wiesen khuyến nghị.

Tăng khả năng chống chịu

Kết quả một cuộc khảo sát độc lập do VCCI triển khai cho thấy rất rõ về mối tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện các chỉ số quản trị bền vững và minh bạch thông tin, chỉ số trách nhiệm xã hội và môi trường với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 60% doanh nghiệp thực hiện bộ chỉ số CSI tin rằng họ đang làm tốt hơn đối thủ cạnh trạnh, trong đó chỉ có 27% doanh nghiệp trong nhóm đối chứng (không áp dụng chỉ số này) tự tin vào điều đó.

Chính vì vậy, để thúc đẩy thực thi phát triển bền vững mạnh mẽ hơn nữa, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI khẳng định: Tôi đề nghị Trung ương Đảng trong nhiệm kỳ khoá XIII cũng sẽ ra một Nghị quyết chuyên đề về phát triển bền vững. Chúng tôi cũng đề nghị Quốc hội ban hành Luật về kinh tế tuần hoàn để khuyến khích, thúc đẩy mô hình kinh tế này trong nền kinh tế.

Ông Đỗ Thái Vương, Phó Chủ tịch phụ trách Đối ngoại và Phát triển bền vững Unilever Việt Nam:

Là tập đoàn đa quốc gia hoạt động lĩnh vực tiêu dùng nhanh, mỗi ngày chúng tôi có 35 triệu sản phẩm tiêu thụ ở Việt Nam. Mục tiêu Unilever đưa ra là phát triển bền vững trở nên phổ biến hơn. Chúng tôi đưa ra nhiều cam kết để phát triển bền vững và phát triển kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, hai nhà máy ở miền Bắc và miền Nam đã sử dụng năng lượng tái tạo và không xả thải ra thiên nhiên. Đầu năm 2020 chúng tôi vinh dự chủ trì trong hội thảo về quản lý rác thải nhựa.

Chúng tôi có hai tài sản lớn nhất đó là con người và nhãn hàng. Trong đó, chiến lược đầu tư cho con người là mấu chốt, toàn bộ nhân viên đã được trang bị làm việc từ xa nên khi COVID- 19 xảy ra chúng tôi không bị ảnh hưởng mà còn hoạt động hiệu quả hơn.

Ông Lê Trí Thông, Tổng Giám đốc, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Hai năm trước chúng tôi đã áp dụng một số tiêu chí trong bộ chỉ số CSI cho các đối tác, nhà cung ứng. Bởi chúng tôi nhận thức được rằng nếu chúng tôi khoẻ mà nhà cung ứng, đối tác của chúng tôi không khoẻ thì cũng không thể thành công.

Hay những hành động chỉ mang tính chất rất đơn giản như việc sử dụng cốc uống nước, những thói quen bất thuận tiện với người lao động cũng là hành động thiết thực thực thi phát triển bền vững. Câu chuyện phát triển bền vững không chỉ ở thì tương lai mà ngay những tình huống cụ thể nó đều có giá trị rất cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam đứng thứ 49 trên thế giới về phát triển bền vững

    Việt Nam đứng thứ 49 trên thế giới về phát triển bền vững

    13:30, 10/12/2020

  • Phát triển bền vững trong một xã hội đang thay đổi

    Phát triển bền vững trong một xã hội đang thay đổi

    10:10, 10/12/2020

  • Trực tiếp: Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2020

    Trực tiếp: Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2020

    08:42, 10/12/2020

  • Phát triển bền vững để tái tạo tương lai

    Phát triển bền vững để tái tạo tương lai

    04:30, 10/12/2020

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 09/12: Phát triển bền vững để tái tạo tương lai

    ĐIỂM BÁO NGÀY 09/12: Phát triển bền vững để tái tạo tương lai

    11:00, 09/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
CSI tăng sức “chống chịu” cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO