Đẩy nhanh tiến độ di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô

Diendandoanhnghiep.vn Việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm và không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu dân cư trong địa bàn TP Hà Nội là việc cấp thiết, tuy nhiên hiện đang bị chậm khiến nhiều người dân bức xúc.

>> Vụ Bách Đạt An tại Quảng Nam: Khách hàng mòn mỏi chờ sổ đỏ

Mới đây, Đoàn khảo sát của Ban Đô thị - HĐND TP Hà Nội đã thảo luận về công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn 12 quận.

UBND TP Hà Nội cho biết, việc di dời các cơ sở nhà, đất theo quy hoạch nhằm có cơ sở để các DN có kế hoạch xử lý nhà, đất di dời theo quy hoạch để sử dụng đất một cách hiệu quả và đúng mục đích. Theo đó, tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, bảo đảm hạ tầng xã hội cũng như tạo cảnh quan văn minh đô thị.

Nhà máy Bia Hà Nội tại số 183 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) với hơn 52.000m² sẽ trở thành đất công cộng dành để xây trường THPT, nhà ở, bãi đỗ xe và trồng cây xanh…

Theo ông Mai Trọng Thái – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội cho biết, cho đến thời điểm này việc phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc cùng các quận kiểm tra và cập nhật hồ sơ đợt 1, với tổng 90 cơ sở phải di dời. Trong đó, có 81 cơ sở công nghiệp phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị dựa trên thẩm quyền phê duyệt danh mục của Thủ tướng, có lộ trình di dời đến năm 2030.

Đối với danh mục 9 cơ sở nhà, đất phải di dời theo Nghị quyết 17 là những cơ sở nằm tại các vị trí đắc địa, có thể kể đến như Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Công ty TNHH một thành viên In Báo Hà Nội Mới, Tổng kho Xăng dầu Đức Giang, Công ty In Báo Nhân Dân Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Nông nghiệp, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam..

Theo đó, các quỹ đất này sau khi di dời sẽ được thành phố sử dụng cho nhiều mục đích. Tổng kho Xăng dầu Đức Giang tại Đức Giang, Long Biên với diện tích hơn 159.000m², theo quy hoạch sẽ trở thành đất hỗn hợp gồm nhà ở, cây xanh, đất bãi đỗ xe, đất công cộng và đường quy hoạch; Nhà máy Bia Hà Nội tại số 183 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) với hơn 52.000m², sẽ trở thành đất công cộng dành để xây trường THPT, nhà ở, bãi đỗ xe và trồng cây xanh…

Đối với 114 cơ sở của 5 huyện có đề án thành lập quận và 2 khu vực dự kiến phát triển lên thành phố, sẽ triển khai trong chu kỳ tới, nhưng cần thực hiện sớm để hạn chế công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp không phải ngành công nghiệp xanh, thông minh.

Đối với 114 cơ sở của 5 huyện có đề án thành lập quận và 2 khu vực dự kiến phát triển lên thành phố, sẽ triển khai trong chu kỳ tới, nhưng cần thực hiện sớm để hạn chế công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp không phải ngành công nghiệp xanh, thông minh.

>> Địa ốc đóng băng, môi giới về đâu? (Kỳ 3): Những hệ lụy

Bên cạnh đó, 5 huyện có đề án thành lập quận, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp danh mục 114 cơ sở nhà, đất có cơ sở công nghiệp đề xuất đưa vào mục di dời. Sở cho biết, sẽ cập nhật báo cáo ngay khi quyết định thành lập quận được đề ra theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Mặt khác, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đánh giá việc triển khai các chính sách liên quan đến nhiệm vụ di dời còn khó khăn trong khi xác định đối tượng và thẩm quyền phê duyệt di dời.

Ông Đàm Văn Huân - Trưởng ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội đã đề nghị Sở ban hành sớm quyết định danh mục cơ sở di dời theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND của HĐND TP; kiện toàn Ban Chỉ đạo; tiếp tục đề xuất các giai đoạn tiếp theo; đồng thời yêu cầu 12 quận nhanh chóng kiểm tra, xác định tính pháp lý của các cơ sở thuộc diện phải di dời. Dựa theo cơ sở đó, lập kế hoạch rà soát, đề xuất thực hiện theo giai đoạn, trình Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua danh mục.

KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội quy hoạch đô thị Việt Nam cho rằng, Hà Nội cần một cơ chế đặc thù là những ưu đãi, hỗ trợ về nguồn vốn để doanh nghiệp có khả năng xây dựng cơ sở mới, hoặc các chính sách phù hợp để doanh nghiệp liên kết với các đơn vị có chức năng xây dựng đô thị, thu hút nhà đầu tư nước ngoài triển khai.

Bên cạnh đó, cần phải có văn bản dưới luật để khẳng định sau khi di dời, doanh nghiệp cần giao lại khu đất tại cơ sở cũ cho thành phố. Ngoài ra, tại Luật Đất đai sửa đổi trong thời gian tới cũng cần bổ sung các quy định về việc sử dụng quỹ đất công nghiệp trong nội đô rõ ràng hơn.

Quỹ đất sau khi di dời phải được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật và không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch. Công tác giám sát quá trình khai thác sử dụng tại các nhà máy phải được quán triệt chặt chẽ hơn nữa.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đẩy nhanh tiến độ di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713940594 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713940594 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10