Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 hỗ trợ tiêu dùng tư nhân

Diendandoanhnghiep.vn Ngân hàng thế giới (WB) khuyến nghị, trong thời gian tới, cần hỗ trợ thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân để giúp khôi phục kinh tế trong nước và đóng góp cho tăng trưởng.

>>>Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới: Ba lý do cần tái cơ cấu

Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12/2021. Theo đó, mặc dù số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 gia tăng trong tháng 11, nhưng nhờ đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin nên tỷ lệ tử vong trên tổng số ca nhiễm bắt đầu theo xu hướng giảm. Tình hình kinh tế tiếp tục được cải thiện.

WB đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 để hỗ trợ tiêu dùng tư nhân

WB đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 để hỗ trợ tiêu dùng tư nhân.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đều ghi nhận tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,5% trong tháng 11 (so với tháng trước), một phần nhờ các hoạt động kinh tế được khôi phục ở các tỉnh thành phía Nam, bao gồm cả ở thành phố Hồ Chí Minh (tăng 13,3% so tháng trước).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,2% trong tháng 11 (so với tháng trước), nhờ nhu cầu trong nước tiếp tục phục hồi. Mặc dù vậy, chỉ số này vẫn thấp hơn 12,2% so với mức ghi nhận vào tháng 11/2020. So với bán lẻ hàng hóa (tăng 5,2% so tháng trước), doanh thu dịch vụ tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong đợt giãn cách quý III, nhưng cũng phục hồi mạnh mẽ hơn sau khi các biện pháp này được gỡ bỏ (tăng 12,5% so tháng trước). Tuy nhiên, cả hai vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (%).

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục 31,9 tỷ USD, giúp thặng dư cán cân thương mại được duy trì tháng thứ hai liên tiếp, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký phục hồi sau khi giảm trong tháng 10. Vốn FDI đăng ký tăng 71,2% trong tháng 11 (so tháng trước) sau khi giảm trong tháng 10 nhờ đầu tư vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo phục hồi (tăng 40,2% so tháng trước). Trong mười một tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được 26,5 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tương đương với con số cùng kỳ năm 2020. Giải ngân vốn FDI tiếp tục phục hồi sau khi giảm mạnh trong quý III (tăng 4,3% trong tháng 11 so với tháng trước), nhưng vẫn chưa quay lại mức ghi nhận năm trước đó.

Lạm phát tăng nhẹ do giá nhiên liệu tăng. Sau hai tháng giảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3% trong tháng 11 (so với tháng trước). Xu hướng này một phần phản ánh chi phí nhóm giao thông cao hơn (3,1% so tháng trước) do giá nhiên liệu tăng cao, nhu cầu trong nước về các sản phẩm ngoài lương thực, thực phẩm đang phục hồi và chi phí logistic gia tăng. Giá lương thực, thực phẩm vẫn theo xu hướng đi xuống, giảm 0,2% so với tháng trước nhờ chuỗi cung ứng được duy trì ổn định. So cùng kỳ năm trước, CPI đã tăng 2,1%, nhỉnh hơn so với tháng 10, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,0% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức ổn định, cung cấp thanh khoản dồi dào để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 13,9% trong tháng 11 (so cùng kỳ năm trước), tương đương với mức tăng trong tháng 10 và tháng 9.

 >>>Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới: Ba lý do cần tái cơ cấu

>>>Dự báo bức tranh tăng trưởng các nền kinh tế Đông Nam Á năm 2022?

Đáng lưu ý, Chính phủ tiếp tục chính sách tài khóa thắt chặt và cân đối ngân sách tiếp tục có thêm một tháng thặng dư nhờ thu ngân sách tăng. Tính đến cuối tháng 11, thặng dư ngân sách tăng lên mức 120,3 nghìn tỷ đồng (5,2 tỷ USD) nhờ bội thu 45,4 nghìn tỷ đồng (2,0 tỷ USD) trong tháng 11. Tổng thu ngân sách tháng 11 ước tăng 12,3% (so tháng trước) và 33,4% (so cùng kỳ năm trước) một phần do một số khoản thuế và tiền thuê đất đã hết thời hạn được gia hạn.

Trong mười một tháng đầu năm, tổng thu đã vượt dự toán năm 2021 (cao hơn 3,4%). Tổng chi ngân sách tăng 9,4% trong tháng 11 (so cùng kỳ năm trước), lần tăng đầu tiên kể từ tháng 4/2021, nhờ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (tăng trên 150% so cùng kỳ năm trước). Mặc dù vậy, tổng chi ngân sách trong mười một tháng đầu năm vẫn thấp hơn 7,4% so cùng kỳ năm trước và đạt 75,2% dự toán. Chi ngân sách giảm do cả chi thường xuyên và chi đầu tư đều giảm (lần lượt 5,8% và 12,3% so cùng kỳ năm trước).

Thương mại hàng hoá (đơn vị: Tỷ USD)

Thương mại hàng hoá (đơn vị: Tỷ USD)

Cũng theo WB, chính sách sống chung với COVID đòi hỏi các cấp có thẩm quyền phải tiếp tục thận trọng và hành động nhanh chóng, cả về tiêm vắc-xin, giãn cách xã hội, xét nghiệm và cách ly y tế. Ngoài ra, cũng cần phải có các hỗ trợ về chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân và giúp nền kinh tế trong nước phục hồi.

“Về chính sách tài khóa, trong thời gian tới, rõ ràng cần hỗ trợ thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân để giúp khôi phục kinh tế trong nước và đóng góp cho tăng trưởng. Hướng đi cần thiết để phục vụ mục tiêu này là hỗ trợ tài chính cho người lao động và hộ gia đình bị ảnh hưởng. Với dư địa tài khóa hiện có và những khó khăn được ghi nhận trong thực hiện chi ngân sách năm 2021, Chính phủ có thể cân nhắc các biện pháp về thu ngân sách để hỗ trợ tổng cầu trong nước. Đó có thể là giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 để hỗ trợ tiêu dùng tư nhân. Cần tiếp tục theo dõi sát khu vực tài chính”, WB lưu ý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 hỗ trợ tiêu dùng tư nhân tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714300628 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714300628 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10