Diễn đàn kinh tế TP.HCM: Chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số

NGUYỄN HÙNG - HƯƠNG GIANG 15/04/2022 10:32

“Chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số” là cơ hội để TP.HCM tái cơ cấu nền kinh tế trên nền tảng phát triển trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

>>>Chuyển đổi số và chiến lược doanh nghiệp

Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn kinh tế, ông Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, cho rằng, có thể nói, Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trong năm 2021 vừa trải qua một biến cố lớn là đại dịch COVID-19, gây tổn thất cả về kinh tế xã hội và con người; tổn thất không chỉ về vật chất mà cả đời sống tinh thần của người dân. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong Quý III năm 2021, kinh tế trên địa bàn giảm khoảng 25%, đến quý IV/2021 giảm 11,6%, làm tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm giảm 6,78%.

“Chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số”, là cơ hội để TP.HCM tái cơ cấu nền kinh tế trên nền tảng phát triển trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ông Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM: “Chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số”, là cơ hội để TP.HCM tái cơ cấu nền kinh tế trên nền tảng phát triển trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Cuối năm 2021, đầu năm 2022, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả Việt Nam nói chung đã từng bước mở cửa kinh tế theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả trong điều kiện thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng thần tốc và lớn nhất từ trước tới nay. "Việt Nam đã trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới" – ông Nên nói.

khai mạc tại Diễn đàn kinh tế TP.HCM được

Khai mạc “Diễn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2022 – HEF 2022” với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai”.

Đặc biệt, theo Bí thư Thành uỷ TP.HCM, để thực hiện thành công mục tiêu kép, trước tiên phải nhờ chủ trương đúng đắn của Trung ương cùng với tinh thần đồng thuận của nhân dân, sự năng động của doanh nghiệp cùng sự nỗ lực và sáng tạo của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu kép: phòng chống dịch và phục hồi kinh tế, đến nay đời sống kinh tế- xã hội Thành phố đang khởi sắc và dần dần trở lại sự hoạt động bình thường. Quý I/2022, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đang lấy lại đà tăng trưởng với mức +1,88%, so với mức -11,6% của quý IV/2021 và tiếp tục đóng góp đến 1/3 ngân sách cả nước.

Sau 2 năm trì hoãn do đại dịch COVID -19, Diễn đàn kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3, với sự tham gia đông đảo của các quý vị đại biểu tại đây là sự  minh chứng cho việc thành phố Hồ Chí Minh đã và đang trở lại trạng thái bình thường, với các hoạt động sôi động vốn có.

 >>>Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Cần phân bổ nguồn lực hỗ trợ hợp lý!

Chia sẻ về sự ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đã để lại những hậu quả nặng nề và cũng chưa lường hết được, nhưng mặt khác đã và đang tác động thức đẩy chuyển đổi số trên cả 3 nội dung: chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số. Chúng ta thường nói trong nguy có cơ và đây là cơ hội để Thành phố Hồ Chí Minh triển khai mạnh mẽ hơn chương trình chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, tái cơ cấu nền kinh tế trên nền tảng phát triển trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Với tinh thần năng động sáng tạo, các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tận dụng các cơ hội kinh doanh mới từ chuyển đổi số, tham gia và đóng góp tích cực vào kinh tế số. Đây cũng là định hướng phát triển mới của Thành phố, nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng trong điều kiện bối cảnh còn nhiều biến động.

Với tinh thần năng động sáng tạo, các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tận dụng các cơ hội kinh doanh mới từ chuyển đổi số, tham gia và đóng góp tích cực vào kinh tế số.

Với tinh thần năng động sáng tạo, các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tận dụng các cơ hội kinh doanh mới từ chuyển đổi số, tham gia và đóng góp tích cực vào kinh tế số.

Tuy nhiên, kinh tế số vẫn còn là lĩnh vực rất mới mẻ, bên cạnh sự đầu tư hạ tầng và dẫn dắt của chính quyền địa phương, rất cần sự chung tay đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách từ Trung ương, các bài học kinh nghiệm quý báu từ các doanh nghiệp, địa phương và các tổ chức quốc tế để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả. Kinh tế số cũng đòi hỏi tinh thần dám nghĩ dám làm, đổi mới sáng tạo tìm kiếm cơ hội kinh doanh của các doanh nhân. Triển khai hiệu quả chuyển đổi số, kinh tế số là một trong những cơ hội quan trọng, giúp thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đi tắt, đón đầu, phát triển nhanh chóng, đuổi kịp và tiến vượt so với các nước trong khu vực.

Do đó, Bí thư Nguyễn Văn Nên, cho rằng, với tinh thần đó, Diễn đàn về kinh tế số ngày hôm nay có ý nghĩa quan trọng, góp phần mở ra hướng phát triển mới của Thành phố Hồ Chí Minh. Qua Diễn đàn, Lãnh đạo Thành phố tin tưởng sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến quý báu, nhiều bài học hay để triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số của Thành phố và có các chính sách giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế số trong thời gian tới - Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số và chiến lược doanh nghiệp

    17:14, 14/04/2022

  • Vietnam - ASIA DX Summit 2022: Nhiều điểm mới hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

    11:40, 14/04/2022

  • VIETNAM EXPO 2022: Khai thác hiệu quả chuyển đổi số

    10:54, 13/04/2022

  • Hải Phòng: phấn đấu tốp 10 Chỉ số xếp hạng chuyển đổi số như thế nào?

    21:14, 09/04/2022

  • Chuyển đổi số trong ngành du lịch

    01:00, 04/04/2022

  • Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo

    11:00, 06/12/2021

  • Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Cần phân bổ nguồn lực hỗ trợ hợp lý!

    06:31, 06/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Diễn đàn kinh tế TP.HCM: Chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO