Đô thị thông minh cần nền tảng thể chế

Diendandoanhnghiep.vn Quá trình xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam và nhiều nước đang đối diện thách thức về khung chính sách quản lý, quy hoạch đô thị, thiếu kinh phí, năng lực công nghệ thông tin và nguồn nhân lực.

DĐDN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà về vấn đề này. 

Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, trong thời gian tới chúng ta sẽ tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong Đề án phát triển đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn 2018- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

-Thưa Bộ trưởng, phát triển đô thị thông minh được xác định là chiến lược phát triển đô quốc gia. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện chiến lược này?

Phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam với 3 trụ cột chính là quy hoạch và xây dựng đô thị thông minh, quản lý đô thị thông minh và thực hiện các dịch vụ, tiện ích đô thị một cách thông minh dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn và xây dựng một xã hội đô thị phát triển hài hòa, phát huy bảo tồn giữu gìn được truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Phát triển đô thị thông minh là một hướng đi tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, tận dụng được những cơ hội, thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Có mấy vấn đề lớn, chúng ta sẽ xây dựng nền tảng pháp lý cho phát triển đô thị thông minh. Chúng ta sẽ xây dựng những công cụ quản lý, những định chế. Ví dụ khung hướng dẫn tiêu chí và đánh giá đô thị thông minh, xây dựng các quy chế, quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể về quy hoạch về xây dựng công trình thông minh trong đô thị.

Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020 diễn ra ngày 22/10 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với phiên toàn thể về Đô thị thông minh – hướng tới cộng đồng, bản sắc và phát triển bền vững vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Chúng ta cũng sẽ xây dựng những cơ chế phối hợp giữa các cấp các ngành, giữa Trung ương và địa phương để đảm bảo việc điều phối, dẫn dắt, định hướng phát triển đô thị trong cả nước một cách đồng bộ, thống nhất, hiệu quả. Qua đó, chúng ta tránh lãng phí phân tán các nguồn lực để góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021 – 2030.

- Thực tế, một số địa phương đang thí điểm mô hình này còn tồn tại nhiều vấn đề. Chúng ta sẽ phải điều chỉnh những tồn tại này thời gian tới, thưa Bộ trưởng?

Mặc dù, nhiều địa phương rất quan tâm tầm quan trọng, tác dụng của phát triển đô thị thông minh trong Chiến lược phát triển đô thị bền vững của mình. Nhưng theo dõi chung, vẫn còn những cách hiểu chưa được toàn diện, nặng về một số lĩnh vực. Ví dụ về công nghệ thông tin, số hóa trong phát triển đô thị thông minh, và chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện những hợp phần cần có để phát triển đồng bộ đô thị thông minh.

Trước vấn đề đó, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ nay đến năm 2025 chúng ta sẽ hỗ trợ, tập trung các nguồn lực và hướng dẫn để xây dựng 6 đô thị thông minh đại diện cho 6 vùng kinh tế và trên cơ sở đó chúng ta sẽ tổng kết, rút kinh ngiệm, nhân rộng.

- Chúng ta có thể tham khảo từ các mô hình đô thị thông minh của các quốc gia phát triển trên thế giới, thưa Bộ trưởng?

Trong quá trình xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, chúng tôi đã tham khảo rất nhiều kinh nghiệm của các nước đã phát triển và đang phát triển, những nước có thành tựu lớn trong phát triển đô thị thông minh.

Trên cơ sở đó tìm tòi, chọn lọc, tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tế phát triển của đất nước nhưng cũng phải có những bản sắc của Việt Nam. Về những điểm mới thể hiện bản sắc của Việt Nam trong phát triển đô thị thông minh gồm:

Thứ nhất, việc phát triển đô thị thông minh của Việt Nam đã đề cập tới từng lĩnh vực quy hoạch và xây dựng thành phố đô thị thông minh. Theo đó, trên nền tảng đô thị có sẵn và hiện hữu, chúng ta mới áp dụng các giải pháp thông minh cho việc tổ chức quản lý và phát triển đô thị đó.

Thứ hai, Việt Nam rất chú trọng vấn đề phát triển đô thị thông minh trên nền tảng công nghệ số, công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu lớn của một cộng đồng đô thị hài hòa, có bản sắc hướng thiện. Đồng thời, phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những kết nối giữa các cộng đồng dân cư một cách thực sự là quan hệ con người với con người.

Có thể nói, đây là những sáng kiến, “màu sắc” Việt nam đã được nhiều thành phố, đô thị, nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, nghiên cứu phù hợp với đời sống của dân cư đô thị.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đô thị thông minh cần nền tảng thể chế tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713557066 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713557066 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10