Việc các doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển sản xuất công nghệ cao từ Trung Quốc sang Đông Nam Á sẽ giúp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh phát triển sản xuất trên nền tảng công nghệ 4.0.
Nối gót các tập đoàn Hàn Quốc, châu Âu, các doanh nghiệp Nhật đang thiết lập hệ thống trình sản xuất tại khu vực Đông Nam Á, thay vì ở Trung Quốc như trước đây.
Nhật Bản dịch chuyển
Nối tiếp Fast Retailing, một loạt các doanh nghiệp Nhật Bản khác như Onward Holdings đã dịch chuyển sản xuất sang Đông Nam Á để thúc đẩy sản xuất tại đây. Trước đó, Aeon cũng thực hiện chiến lược tập trung vào các nước thuộc lưu vực sông Mêkông như Thái Lan, Việt Nam...
Có thể bạn quan tâm
11:33, 09/06/2018
06:50, 14/01/2018
21:14, 27/08/2018
14:15, 25/08/2018
06:00, 16/08/2018
13:43, 08/08/2018
05:12, 29/07/2018
03:31, 28/07/2018
Các chuyên gia quan sát cho rằng, sở dĩ các quốc gia Đông Nam Á hấp dẫn dòng vốn ngoại là do các quốc gia này có giá nhân công rẻ hơn Trung Quốc và sở hữu nhiều FTA thế hệ mới, thị trường dân số trẻ với sức mua ngày một lớn và nền chính trị ổn định qua nhiều năm. Hơn nữa, đây cũng là nơi có thể tránh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.
Cơ hội cho Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam chỉ thu hút FDI ở khâu gia công, có giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, do đó 80% công nghệ được chuyển giao là công nghệ trung bình và số lượng công nghệ cao chỉ chiếm khoảng 6%.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Minh cho rằng, chính sách thu hút FDI của Việt Nam cần có sự ràng buộc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Bởi vậy, việc thu hút đầu tư FDI của Việt Nam phải có trọng tâm, kết hợp với phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để có thể tận dụng tối đa những công nghệ tiên tiến theo chiều dọc, thay vì thu hút dàn trải như hiện nay. Mặt khác, chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI cần nằm trong một chiến lược phát triển khoa học - công nghệ tổng thể của quốc gia.
Với các địa phương đã có trình độ phát triển khá sẽ cần ưu tiên các dự án có giá trị gia tăng lớn như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, dữ liệu lớn, tự động hóa, công nghệ sinh học....
Những địa phương có trình độ phát triển thấp sẽ ưu tiên vào các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách với các trung tâm kinh tế lớn, đồng thời có chính sách ưu đãi cao đối với những dự án FDI thâm dụng lao động.