Việt Nam có tiềm năng để đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2019, tuy nhiên, cần sự nỗ lực lớn trong cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, thời gian tới, tình hình kinh tế thế giới có thể biến động, rất khó dự đoán. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có tiềm năng và dư địa để đạt mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra trong năm 2019, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và xuất khẩu. Hiện ngay cả Mỹ cũng không dự báo được tình hình xuất khẩu như thế nào, tình hình kinh tế Mỹ cũng có thể sẽ khó khăn hơn với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nên việc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu đòi hỏi nỗ lực rất lớn của cả doanh nghiệp và Chính phủ. Cần tăng cường các cải cách trong nước để giảm bớt những khoản chi tiêu phi chính thức, giảm bớt các phiền hà; đặc biệt, đẩy mạnh việc thực hiện dự án Chính phủ điện tử để tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân.
“Việt Nam phải có nỗ lực rất lớn trong cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mạnh mẽ và thực chất hơn, thì mới có thể duy trì đà tăng trưởng. Doanh nghiệp phải cảm nhận được những tín hiệu tích cực thực sự từ môi trường kinh doanh thông qua những nỗ lực thay đổi của cả hệ thống chính trị chứ không chỉ là những nỗ lực không mệt mỏi của người đứng đầu Chính phủ”, ông Doanh nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
22:32, 31/12/2018
06:00, 31/12/2018
05:01, 31/12/2018
15:00, 30/12/2018
11:00, 30/12/2018
05:01, 30/12/2018
07:24, 29/12/2018
04:30, 29/12/2018
14:11, 28/12/2018
06:00, 28/12/2018
Trước bối cảnh nền kinh tế có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít nguy cơ, rủi ro, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, nhiệm vụ trọng tâm của kinh tế 2019 là vừa phải ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải quyết liệt thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ cơ cấu lại nên kinh tế, đổi mới thực chất hơn nữa mô hình tăng trưởng, nâng cao hơn nữa chất lượng tăng trưởng.
Còn về phía doanh nghiệp, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, dự kiến quý I/2019 so với quý IV/2018, có 47,3% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 14,9% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 37,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lạc quan nhất khi có tới 88,3% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2019 tốt hơn và giữ ổn định so với quý IV/2018; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước lần lượt là 83,2 % và 84%.
Về khối lượng sản xuất, xu hướng quý I/2019 so với quý IV/2018, có 47,6% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 14,5% số doanh nghiệp dự báo giảm và 37,9% số doanh nghiệp dự báo ổn định. Xu hướng 6 tháng đầu năm 2019 so với 6 tháng cuối năm 2018, có 89,8% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng và ổn định; 10,2% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất giảm.
Về đơn đặt hàng, xu hướng quý I/2019 so với quý IV/2018, có 43,5% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 14,5% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 42% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định. Số lượng đơn đặt hàng mới được dự báo khả quan hơn trong 6 tháng đầu năm 2019 so với 6 tháng cuối năm 2018 khi có tới 90,8% số doanh nghiệp dự báo tăng và giữ ổn định số lượng đơn đặt hàng; chỉ có 9,2% số doanh nghiệp dự báo giảm.
Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý IV năm nay so với quý trước, có 34,1% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu cao hơn; 16,8% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu giảm và 49,1% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu ổn định.
Xu hướng quý I/2019 so với quý IV/2018, có 36,3% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu; 14,8% số doanh nghiệp dự kiến giảm và 48,9% số doanh nghiệp dự kiến ổn định. Xu hướng 6 tháng đầu năm 2019 so với 6 tháng cuối năm 2018, có 90,4% số doanh nghiệp dự báo có số đơn đặt hàng xuất khẩu tăng và ổn định; 9,6% số doanh nghiệp dự báo giảm.