Đường sắt TP.HCM - Cần Thơ sẽ đầu tư theo phương thức PPP

Diendandoanhnghiep.vn Ban QLDA đường sắt chính thức báo cáo Bộ GTVT nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đi qua 6 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài 174,42 km theo phương thức PPP.

>> Đưa đường sắt cao tốc Cần Thơ-TP HCM vào chính sách đặc thù của Cần Thơ

Đầu tư hơn 9 tỉ USD…

Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT giao Ban QLDA đường sắt lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.

Ban QLDA đường sắt đề xuất tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, được bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài 174,42 km.

Ban QLDA đường sắt đề xuất tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, được bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài 174,42 km, đầu tư theo phương thức PPP.

Đặc biệt, trong phần lập báo cáo, Ban QLDA đường sắt đề xuất tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, được bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài 174,42 km.

Và trong nghiên cứu đã tiến hành rà soát các nghiên cứu trước đây, cập nhật, bổ sung làm rõ các nội dung theo yêu cầu. Đồng thời, đơn vị cũng đã tổ chức thảo luận xin ý kiến các địa phương, cơ quan liên quan.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy, việc đầu tư đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai, đồng thời đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững giao thông vận tải; tái cấu trúc đô thị và phân bổ dân cư, lao động trên hành lang TP.HCM - Cần Thơ, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo đó, hướng tuyến của tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài 174,42 km. Trên tuyến bố trí 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa, khám xe... được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi (khổ 1,445 m điện khí hóa).

Công nghệ đường sắt được lựa chọn cho tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là đoàn tàu động lực phân tán (EMU) cho tàu khách, đoàn tàu động lực tập trung cho tàu hàng, tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến.

Tốc độ thiết kế lớn nhất 190 km/giờ; trong đó tàu khách khai thác tốc độ dưới 190 km/giờ, tàu hàng khai thác tốc độ dưới 120 km/giờ. Kết cấu tuyến chủ yếu trên nền đắp và cầu cạn.

Về phương án tổ chức vận tải tàu khách và tàu hàng, Ban QLDA đường sắt kiến nghị tàu hàng sẽ được tổ chức từ Tân Kiên (H.Bình Chánh, TP.HCM) đến ga An Bình và Cần Thơ; tàu khách được tổ chức từ Tân Kiên và ga Bình Triệu (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đến ga Cần Thơ; trong đó tổ chức một số đoàn tàu ngoại ô từ ga Tân Kiên đến ga Tam Hiệp (TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Tổng mức đầu tư dự kiến là 213.948 tỉ đồng (tương đương khoảng 9,07 tỉ USD).

>> Đường sắt - trục xương sống cho hạ tầng Việt Nam trong tương lai

… và theo phương thức PPP

Về phương án đầu tư, tư vấn nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án theo hình thức PPP: Nhà nước thanh toán tiền giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư PPP huy động vốn xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho Nhà nước (hình thức BTL).

Tổng mức đầu tư dự kiến là 213.948 tỉ đồng (tương đương khoảng 9,07 tỉ USD).

Tổng mức đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ dự kiến là 213.948 tỉ đồng (tương đương khoảng 9,07 tỉ USD).

Về mô hình quản lý khai thác, nhà đầu tư thành lập Công ty cổ phần vận tải đường sắt TP.HCM - Cần Thơ để đầu tư phương tiện, tổ chức vận hành khai thác và bảo dưỡng hạ tầng, phương tiện và trả phí thuê cơ sở hạ tầng cho Công ty đầu tư và quản lý hạ tầng đường sắt (của Nhà nước).

Trong giai đoạn sau, tiếp tục nghiên cứu đề xuất thêm các mô hình phù hợp với mô hình đầu tư.

Cũng theo Ban QLDA, dự án trải dài trên tuyến, qua rất nhiều địa phương. Việc điều chỉnh, cập nhật quy hoạch mạng lưới đường sắt cũng như quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của các địa phương đang được tiến hành cập nhật nên công tác thỏa thuận gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu.

Trước đó, ngày 7/6/2022, Bộ GTVT đã làm việc với các tỉnh, thành phố về dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.

Liên quan tới dự án, báo cáo về tổng quan dự án, liên danh tư vấn TEDI SOUTH - TRICC - TEDI cho biết tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đã được Bộ GTVT phê duyệt từ năm 2013. Đơn vị tư vấn đang tiếp tục làm việc với các địa phương để xây dựng phương án hướng tuyến, mục tiêu trong năm nay sẽ hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án để Bộ GTVT trình Chính phủ thông qua, xin chủ trương đầu tư vào kỳ họp Quốc hội năm 2024.

Sau khi rà soát, điều chỉnh, đơn vị tư vấn đề xuất phương án: Điểm đầu ga hàng hóa: Ga lập tàu An Bình thuộc Phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Điểm đầu hành khách bắt đầu từ ga Tân Kiên thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Điểm cuối tại ga Cái Răng (ga Cần Thơ) thuộc phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ. Chiều dài tuyến khoảng 174 km. Tuyến đi qua các tỉnh, thành phố: Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ.

Đây là tuyến đường đôi, sử dụng khổ đường sắt tiêu chuẩn 1.435 mm, tốc độ thiết kế khoảng 190 km/giờ cho tàu khách và 120 km/giờ cho tàu hàng. Trước đó, theo quy hoạch được duyệt từ năm 2013, tàu chở khách sẽ chạy tốc độ hơn 200 km/giờ, rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam với thủ phủ của khu vực ĐBSCL xuống chỉ còn 45 phút, thay vì 180 - 240 phút đi đường bộ như hiện nay. Tuy nhiên, với phương án mới, thời gian đi từ Cần Thơ đến TP.HCM mất 75 - 80 phút. Tổng mức đầu tư của dự án là 169.540 tỉ đồng, tương đương hơn 7 tỉ USD.

Đơn vị tư vấn đánh giá đường sắt có ưu điểm nổi bật hơn so với các phương tiện vận tải khác. Một tuyến đường đôi khổ 1.435 mm có năng lực vận tải bằng 10 tuyến đường bộ cao tốc 10 làn. Đây là phương tiện có khối lượng chở lớn, an toàn, đúng giờ... và có thể phát triển giao thông kết hợp đô thị xung quanh các khu vực nhà ga hành khách và ga hàng hóa (mô hình TOD).

Trong khi đó, dự báo mật độ giao thông dọc hành lang khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL rất lớn, đến 2055 đạt khoảng 27 triệu hành khách/ngày đêm và 54 triệu hàng hóa/ngày đêm nhưng hiện các phương thức vận tải chưa đáp ứng được. Đây là điểm nghẽn cản trở phát triển khu vực ĐBSCL. "Vì thế, trước 2034 phải hình thành tuyến đường sắt cao tốc này để san sẻ áp lực vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía nam". 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đường sắt TP.HCM - Cần Thơ sẽ đầu tư theo phương thức PPP tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713558703 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713558703 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10