Các chuyến làm việc ngược xuôi của doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế từ nửa cuối tháng 2 tới nay cho thấy nhu cầu đầu tư của khu vực FDI vào Việt Nam không hề bị COVID -19 ảnh hưởng.
Khoảng một tháng trở lại đây, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc liên tục tiếp các phái đoàn nhằm mở đường cho các nhà đầu tư đến Việt Nam, trong đó phải kể đến phái đoàn EuroCham, JETRO, Đại sứ quán Hoa Kỳ... Trong các cuộc làm việc này, phía đối tác luôn mong muốn VCCI phối hợp để các nhà đầu tư của họ tiếp cận thị trường và đầu tư vào Việt Nam nhanh nhất.
Nhưng các nhà đầu tư Hàn Quốc mới là những nhà đầu tư có những động thái mạnh mẽ nhất, đặc biệt là các tập đoàn đầu tư trong lĩnh vực điện khí LNG đang quan tâm thị trường Việt Nam. Theo quan sát, các tập đoàn Hàn Quốc như: Tổng công ty Khí Hàn Quốc, Công ty Điện Nam Hàn Quốc, Tập đoàn Hanwha đã có buổi làm việc con thoi từ Chính phủ tới địa phương để xúc tiến triển khai đầu tư vào Việt Nam.
Ông Chae Heeboong, đại diện Liên danh các nhà đầu tư Hàn Quốc trong lĩnh vực điện khí không giấu diếm khi nói rằng, các nhà đầu tư Hàn Quốc hiện rất muốn đầu tư vào các dự án cảng và nhà máy điện khí LNG tại Việt Nam. “Không chỉ điện khí, các lĩnh vực khác như bấy động sản, xây dựng, thương mại, sản xuất... giới đầu tư Hàn Quốc cũng sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam”. Ông Chae Heeboong nói.
Có thể bạn quan tâm
05:05, 08/03/2020
02:49, 28/02/2020
04:27, 15/02/2020
11:02, 26/01/2020
09:56, 21/01/2020
Thông tin từ Bộ KH&ĐT cho biết, nhiều tập đoàn lớn như: ONGC – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ, Tập đoàn Essar, NTPC, HCL, GMR… Trong đó, ONGC mong muốn tiếp tục tham gia vào các dự án tiềm năng khác, thậm trí sẵn sàng hợp tác với Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí tại nước thứ ba.
Còn tập đoàn Essar, tập đoàn đa ngành nghề kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: năng lượng, dầu khí, công nghiệp, sản xuất phân bón, phát triển hạ tầng, tài chính, công nghệ thông tin... tỏ ý muốn đầu tư vào Việt Nam và xây dựng một khu tích hợp tổng thể trị giá khoảng 8 tỷ USD bao gồm nhà máy điện sử dụng khí, đầu tư các trạm biến áp, công trình truyền tải, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư sản xuất phân bón DAP, SA, Ure, Kali...
Thực tế, do ảnh hưởng của COVID- 19, nhiều kế hoạch tiếp xúc đầu tư bị huỷ nhưng nhìn một cách tích cực thì, dịch COVID -19 còn là cơ hội để Việt Nam tiếp nhận dòng vốn chuyển dịch từ Trung Quốc nhằm tránh những rủi ro từ thị trường này.