Ở một ngõ nhỏ Nội thành Huế được bao bọc bằng hàng chè tàu mang đậm dấu ấn đất cố đô, khu vườn nơi bà Tôn Nữ Thị Hà sinh sống toát lên hồn phách của Huế xưa…
>>CẢM XÚC XUÂN: Nhớ… chả ốc nướng lá lốt
Là người được ghi tên vào sách Guinness Việt Nam vào năm 2004, bà Tôn Nữ Thị Hà được công nhận là “Người làm nhiều nghề nhất”.
Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà thuộc dòng dõi hoàng tộc. Từ năm lên 10 tuổi, bà đã được các bà cô là vợ quan thượng thư cho vào cung xem cách chế biến món ăn cho vua. Năm 23 tuổi, bà đã tự tay lo một bữa tiệc theo phong cách cung đình. Hiện bà sở hữu nhiều kỷ lục về ẩm thực Việt Nam, trong đó có công trình bánh đậu xanh Phượng Hoàng Vũ năm 2012 đạt kỷ lục châu Á.
Nghệ nhân Tôn Nữ Hà sinh năm 1943 được mệnh danh là “Truyền nhân ẩm thực cung đình Huế”, được vinh danh là nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam tại lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017 (tại Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội Vietnam International Travel Mart – VITM) vì đã giữ gìn, phát triển và quảng bá nền ẩm thực cố đô Huế đến nhiều nơi trên thế giới.
Là cháu ruột một phu nhân quan Thượng Thư Triều Nguyễn, từ bé bà Tôn Nữ Thị Hà đã tiếp xúc với kỹ thuật nấu ăn cung đình.
Dẫu bị “gián đoạn” bởi chiến tranh nhưng niềm đam mê đã nằm trong máu thịt của bà, nên khi có điều kiện là bung nở. Bà từng được các trường đại học du lịch tại Tây Ban Nha, Pháp, Iraq… mời giảng dạy cách chế biến món ăn cung đình Huế, từng làm giám khảo nhiều cuộc thi nấu ăn trong và ngoài nước và sở hữu hơn 20 đầu sách dạy nấu ăn được Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, các trường đại học Nhật Bản, Trung Quốc… sử dụng làm tài liệu giảng dạy.
Kể đến các tác phẩm ẩm thực của bà không thể không nhắc tới “Phượng Hoàng vũ”, tác phẩm được trưng bày tại khách sạn Rex (TP.HCM) vào tháng 10/2012 đã đạt kỷ lục châu Á do Hội Kỷ lục châu Á công nhận, khi bà đưa nghệ thuật ẩm thực lên một tầm cao mới: Ngon, đẹp và hoành tráng.
Năm 1993, nhà hàng Tịnh Gia Viên của nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà được thành lập và nhanh chóng trở thành một địa chỉ ẩm thực nơi mà việc ăn uống được đẩy lên thành nghệ thuật. Điều đáng nói là những thực phẩm được chế biến món ăn vẫn rất quen thuộc với người Huế nói riêng, người Việt nói chung, nhưng qua tay bà lại thăng hoa, trở thành những bức tranh sống động theo tôn chỉ ngon mà đẹp.
Thực khách đến Tịnh Gia Viên không chỉ để thưởng thức hương vị mà còn để ngắm những bức tranh sống động của ẩm thực Huế. Ở Tịnh Gia Viên, trứng chiên cũng mang hồn cốt cung đình khi lung linh dáng phượng. Cao lương mỹ vị lên hương đã đành, đến món vả trộn dân dã cũng mang hình ảnh của long ly quy phượng. Cùng với những món ăn tinh tế, khu vườn này từng được giải thưởng “Cúp vàng phát triển bền vững vì sự nghiệp xanh Việt Nam”, “Cúp vàng du lịch xanh Việt Nam” … Tịnh Gia Viên đã tự ghi tên mình vào bản đồ du lịch gắn kèm tên tuổi của chủ nhân, bà Tôn Nữ Thị Hà.
>>CẢM XÚC XUÂN: Về Vũ Đông thưởng thức những món giò "độc nhất vô nhị"
Tuy đã làm được rất nhiều điều, đạt được rất nhiều mục tiêu trong cuộc sống, nhưng bà cũng có rất nhiều nuối tiếc. Bà cho biết từng có dự định thành lập trường dạy về nghệ thuật ẩm thực, chăm sóc cây cảnh, Nghệ thuật chăm sóc con người... nhưng do nhiều yếu tố, khách quan có, chủ quan có, ước mơ đó đã không thành hiện thực.
Nhưng dù vậy, mong muốn được đóng góp sức lực mình cho một cuộc sống đẹp, văn minh hơn qua ngôi trường không thành thì bà vẫn âm thầm làm những việc trong tầm tay. Đó là tìm truyền nhân cho các món ăn, để những bữa ăn của người Huế không mất đi hơi hướng sáng trọng của ẩm thực cung đình xưa.
Đã đóng góp cả đời để phát triển văn hóa quê hương, dòng tộc, bà tâm sự: “Chỉ khi sống thoải mái với niềm đam mê của mình thì tôi mới thực sự vui vẻ”. Với bà, bây giờ không phải làm vì kinh tế mà chính là vì niềm mong muốn. Mong muốn món ăn cung đình chính hiệu sẽ được công nhận và sẽ có một được một công thức chứ không phải bị lai căng như hiện nay ”.
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phát động diễn đàn “CẢM XÚC XUÂN” khởi tạo không gian để bạn đọc viết lên những cảm xúc chất chứa tâm tư tiễn đưa năm cũ, đón năm mới; nguyện vọng, sáng kiến, hiến kế để thích ứng tốt hơn với dịch bệnh; phản ánh cô đọng các vấn đề của cuộc sống địa phương cũng như đất nước.
Bài viết có thể dưới dạng thơ hoặc văn xuôi, bút ký, tùy bút, tản văn,… gửi về địa chỉ email camxucxuan@dddn.com.vn.
Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.
Trân trọng cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 24/01/2022
04:00, 23/01/2022
03:00, 23/01/2022
06:31, 22/01/2022
05:00, 22/01/2022
04:00, 21/01/2022
05:00, 19/01/2022
05:00, 18/01/2022
04:04, 16/01/2022
04:30, 23/02/2021
05:00, 22/02/2021
05:30, 20/02/2021
05:00, 18/02/2021