Hải Dương: Quyết liệt xử lý vi phạm công trình thủy lợi

Diendandoanhnghiep.vn Hải Dương đã yêu cầu các địa phương tăng cường phối hợp với đơn vị vận hành, khai thác công trình thủy lợi để quyết liệt xử lý các vi phạm.

>>> Hải Dương: Từ 1/9 siết chặt quản lý kinh doanh vận tải như thế nào?

Từ thay đổi …

Thời gian trước, kênh dẫn trạm bơm Chi Nam qua xã Chi Lăng Nam – Thanh Miện (Hải Dương) tồn tại nhiều vi phạm lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ kênh thủy lợi. Nổi cộm nhất là tình trạng làm nhà, lán tạm. Các công trình được xây dựng từ những năm 90 thế kỷ trước, ban đầu chỉ là lều quán nhỏ, sau cơi nới dần. Vì là vi phạm do lịch sử để lại, ảnh hưởng trực tiếp đến kế sinh nhai của người dân nên rất khó xử lý. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và cơ quan chuyên môn mà địa phương đã giải toả được toàn bộ 13 công trình vi phạm trên tuyến kênh này.

Nước kênh Kim Sơn thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải ở huyện Bình Giang thường xuyên bị ô nhiễm (ảnh báo Hải Dương)

Nước kênh Kim Sơn thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải ở huyện Bình Giang thường xuyên bị ô nhiễm (ảnh báo Hải Dương)

Theo ông Nguyễn Văn Nhương - Phó Chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam, kênh dẫn trạm bơm Chi Nam giáp trục đường trung tâm của địa phương nên phát sinh nhiều vi phạm, gây khó khăn cho việc nạo vét dòng kênh, điều tiết tưới tiêu. Trước đây, xã họp bàn, đưa ra nhiều phương án xử lý vi phạm song không hiệu quả. Vừa qua, thay vì yêu cầu, mệnh lệnh, địa phương phối hợp đơn vị quản lý tích cực tuyên truyền, vận động để người dân nhận ra hành vi sai phạm và nâng cao ý thức bảo vệ tuyến kênh. Từ một hộ đồng thuận, tự nguyện giải toả đã làm gương để các hộ khác chấp hành theo. Nhờ vậy, vấn đề nan giải bao năm nhanh chóng được giải quyết, ông Nhương cho biết. 

Được biết, 9 tháng năm 2022 huyện Thanh Miện giải toả 58 trường hợp vi phạm thuỷ lợi, đều là những công trình do người dân cơi nới, lấn chiếm, tăng 51 trường hợp so với năm 2021. Đây là địa phương điển hình của tỉnh trong xử lý các vi phạm thuỷ lợi theo đánh giá của Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Hải Dương. Hơn nữa, toàn bộ các trường hợp giải toả đều do người dân tự nguyện, không phải cưỡng chế. Hiện toàn huyện còn 444 vi phạm, so với chiều dài toàn tuyến kênh tưới tiêu thì tỷ lệ vi phạm không cao.

Ông Vũ Duy Khương - Phó Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi huyện cho hay để có được kết quả tích cực trong việc xử lý vi phạm, các cơ quan, đơn vị của huyện không chỉ rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng phương án xử lý mà còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chủ thể vi phạm để có hướng giải quyết phù hợp, hiệu quả. Huyện chú trọng biện pháp vận động, giải thích, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân. Trong quá trình xử lý vi phạm, người dân không chống đối mà nghiêm túc chấp hành. Vì vậy, xí nghiệp tin rằng có thể giảm tối đa vi phạm thuỷ lợi trong thời gian tới.

…đến xử lý triệt để

Theo lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, huyện Bình Giang có 66 tổ chức, cá nhân thuộc diện phải cấp phép khi xả thải vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Tuy nhiên, hiện chỉ có 12 tổ chức, cá nhân được cấp phép, 54 trường hợp đang xả thải không phép

Một công trình của người dân lấn chiếm lòng kênh thuộc địa phận xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ đã tồn tại 2 năm nay. Ảnh: Mạnh Tú

Kênh thủy lợi thuộc địa phận xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ đã tồn tại 2 năm nay (ảnh Mạnh Tú)

Các trường hợp xả thải chưa được cấp phép chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp, chăn nuôi tập trung ở các xã Nhân Quyền, Bình Xuyên, Vĩnh Hồng... Việc xả thải không phép diễn ra tại các tuyến kênh Kẻ Sặt-Phủ, Phủ-Cổ Bì, Cậy-Phủ, Cầu Cốc-Cầu Lâm...

Cũng theo lãnh đạo Công ty này, huyện Gia Lộc hiện có 64 doanh nghiệp, cá nhân chưa có giấy phép nhưng xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Toàn huyện chỉ có 8 doanh nghiệp, cá nhân được cấp phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi.  Việc xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu, chưa có giấy phép là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước của hệ thống công trình thủy lợi, ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị đã đề nghị huyện Gia Lộc chỉ đạo kiểm tra, xử lý các vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi. Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi chủ động quản lý công trình; phối hợp UBND cấp xã và các cơ quan chức năng của huyện phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm...Bên cạnh giải quyết dứt điểm các vi phạm cũ, huyện Thanh Miện là địa phương tiêu biểu của tỉnh khi không để phát sinh vi phạm thuỷ lợi mới trong thời gian gần đây. 

Theo lãnh đạo huyện Thanh Miện cho biết: Hiện toàn huyện có 75 tuyến kênh tưới tiêu với chiều dài gần 130 km, hầu hết bám trục đường lớn. Vì vậy, các vi phạm thuỷ lợi dễ phát sinh và tái phạm để đáp ứng lợi ích riêng của người dân. Xác định được vấn đề mấu chốt này nên huyện chủ động, đi trước một bước nhằm ngăn chặn tình trạng trên. Từ năm 2021 đến hết tháng 9.2022, huyện đã tổ chức cho gần 1.000 hộ dân sống cạnh 8 tuyến kênh chính của huyện ở các xã Thanh Tùng, Đoàn Tùng, Phạm Kha, Hồng Phong, Ngũ Hùng… ký cam kết không vi phạm công trình thuỷ lợi.

Việc ký cam kết gặp không ít khó khăn khi có nhiều hộ thường xuyên vắng nhà trong giờ hành chính. Vì thế, nhân viên chuyên môn cùng đại diện các thôn, khu dân cư phải bố trí thời gian ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ để tới từng hộ dân vận động ký cam kết.

Bờ sông Hồng Quang đoạn qua địa phận xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện nhờ sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng mà các lều lán, nhà tạm để bán hàng, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hành lang công trình thủy lợi và làm khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông đã được giải tỏa. Ảnh: Mạnh Tú

Bờ sông Hồng Quang đoạn qua địa phận xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện nhờ sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng mà các lều lán, nhà tạm để bán hàng, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hành lang công trình thủy lợi và làm khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông đã được giải tỏa. Ảnh: Mạnh Tú

Xã Thanh Tùng vừa hoàn thành việc ký cam kết không vi phạm công trình thuỷ lợi đối với 118 hộ dân sống cạnh kênh dẫn trạm bơm Thanh Tùng A, Thanh Tùng B. Theo ông Vũ Thế Tuấn, Chủ tịch UBND xã, các hộ tự nguyện ký cam kết không tái phạm, không vi phạm là giải pháp hữu hiệu để chặn từ gốc việc lấn chiếm công trình thuỷ lợi.

Cách làm này vừa hạn chế vi phạm vừa góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ công trình thuỷ lợi. Tuy vậy, muốn đạt được hiệu quả cao cần kết hợp với việc thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý sớm không để vi phạm trở nên phức tạp. Mặt khác cần có cơ chế đãi ngộ, động viên ngoài giờ đối với người trực tiếp làm nhiệm vụ để nêu cao tinh thần trách nhiệm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Quyết liệt xử lý vi phạm công trình thủy lợi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711627604 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711627604 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10