Kinh tế Trung Quốc suy yếu, vàng giảm giá mạnh

ĐÌNH ĐẠI 16/08/2022 16:30

Giá vàng thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu đối với vàng sẽ giảm khi kinh tế Trung Quốc suy yếu sau khi các dữ liệu kinh tế mới được giới phân tích cho là “gây kinh hoàng trên thị trường”.

>>>Vàng tuột khỏi ngưỡng 1.800 USD/ounce

Cụ thể, tại thị trường trong nước, lúc 9 giờ 45 sáng nay, ngày 16/8, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) giảm giá vàng miếng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, xuống còn 66.000.000 đồng/lượng mua vào và 67.000.000 đồng/lượng bán ra. Mức giảm giá này được công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Chênh lệch biên độ mua và bán của thương hiệu vàng quốc gia hiện vẫn là 1.000.000 đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hiện vẫn thấp hơn vàng miếng SJC trong nước hơn 17,6 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hiện vẫn thấp hơn vàng miếng SJC trong nước hơn 17,6 triệu đồng/lượng.

Tương tự, VietinBank Gold cũng giảm giá vàng miếng SJC 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch trước đó, còn 66.000.000 đồng/lượng mua vào và 67.020.000 đồng/lượng bán ra.

Cùng thời điểm, thương hiệu Phú Quý SJC niêm yết vàng miếng SJC với mức giá 66.000.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, không thay đổi so với chốt phiên giao dịch ngày 15/8 và bán ra là 66.950.000 đồng/lượng,  giảm 50.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, DOJI Sài Gòn giảm giá vàng miếng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch trước đó. Hiện giá mua-bán vàng miếng của thương hiệu này là 65.950.000 đồng và 66.900.000 đồng/lượng.

Cùng chung với xu hướng giảm giá của vàng miếng SJC, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ tại thị trường TP.HCM của Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng đồng loạt giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 15/8. Hiện giá mua bán vàng trang sức của PNJ là 52.300.000 đồng/lượng và 53.400.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng SJC và vàng trang sức là 13.600.000 đồng/lượng.

Tại thị trường quốc tế, lúc 9 giờ 45 phút cùng ngày, theo giờ Việt Nam, giá vàng trên kitco.com giao dịch quanh mức 1.781 USD/ounce, giảm 14 USD/ounce so với cùng giờ sáng hôm qua. Quy đổi, giá vàng thế giới tương đương 49.397.000 đồng/lượng, thấp hơn vàng miếng SJC trong nước hơn 17.600.000 đồng/lượng.

>>>Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng áp lực bán tháo

Giá vàng thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu đối với kim loại quý màu vàng sẽ giảm khi kinh tế Trung Quốc suy yếu sau khi các dữ liệu kinh tế mới được giới phân tích cho là “gây kinh hoàng trên thị trường” - Nguồn: kitco.com.

Giá vàng thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu đối với kim loại quý màu vàng sẽ giảm khi kinh tế Trung Quốc suy yếu sau khi các dữ liệu kinh tế mới được giới phân tích cho là “gây kinh hoàng trên thị trường” - Nguồn: kitco.com.

Giá vàng thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu đối với kim loại quý màu vàng sẽ giảm khi kinh tế Trung Quốc suy yếu sau khi các dữ liệu kinh tế mới được giới phân tích cho là “gây kinh hoàng trên thị trường”. Quốc gia này là nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Tin tức kém vui về nền kinh tế Trung Quốc càng làm tăng thêm lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, dữ liệu của Trung Quốc về sản lượng nhà máy, đầu tư, chi tiêu tiêu dùng và thị trường bất động sản trong tháng 7 đều suy yếu. Ngân hàng trung ương Trung Quốc sau đó đã bất ngờ thông báo sẽ hạ lãi suất và tăng thêm thanh khoản cho hệ thống tài chính nước này.

Theo người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong tháng 7 chịu tác động xấu từ bởi sự bùng phát của dịch COVID-19 ở nhiều nơi và hiện tượng nắng nóng ở miền Nam. Cùng với đó, trong tháng 7, môi trường quốc tế cũng trở nên phức tạp và gay gắt hơn, kinh tế thế giới phục hồi chậm lại, áp lực lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao... đã khiến việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, sự phục hồi mạnh mẽ của đồng bạc xanh và giá dầu thô giảm mạnh cũng gây áp lực lên giá vàng. Rạng sáng, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đã tăng 0,82 % lên mức 106,49. Trong khi đó, giá dầu thô giảm mạnh và giao dịch quanh mức 88,5 USD/ thùng.

Ngoài ra, các nhà đầu tư vẫn thận trọng khi họ chờ đợi biên bản cuộc họp tháng 7 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được công bố vào ngày 17/8 tới để có thêm manh mối về việc tăng lãi suất của FED.

Theo nhà phân tích Otunuga của FXTM, tùy thuộc vào cách các thị trường phản ứng với các biên bản mới nhất của FED, mức giảm giá của vàng có thể xuống còn 1.770 USD/ounce, hoặc thậm chí 1.740 USD/ounce. Lãi suất ngân hàng Mỹ tăng đã làm mờ đi sức hấp dẫn của vàng vốn không sinh lợi.

Mặc dù vậy, nhưng ngân hàng Standard Chartered vẫn cho rằng, việc gia tăng nắm giữ vàng ở mức hiện tại là lựa chọn tốt. Standard Chartered nhận định, vàng có thể phục hồi mạnh mẽ khi căng thẳng địa chính trị vẫn ở mức cao, chu kỳ tăng lãi suất mạnh của FED có thể đã được phán ánh vào giá và đồng USD sẽ suy yếu trong 12 tháng tới. 

Có thể bạn quan tâm

  • Vàng tuột khỏi ngưỡng 1.800 USD/ounce

    Vàng tuột khỏi ngưỡng 1.800 USD/ounce

    10:24, 15/08/2022

  • Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng áp lực bán tháo

    Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng áp lực bán tháo

    05:15, 14/08/2022

  • Vàng SJC trong nước giảm trái chiều với thế giới

    Vàng SJC trong nước giảm trái chiều với thế giới

    12:00, 10/08/2022

  • Đồng USD suy yếu, vàng tăng giá mạnh

    Đồng USD suy yếu, vàng tăng giá mạnh

    12:00, 09/08/2022

  • Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro từ CPI tháng 7 của Mỹ

    Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro từ CPI tháng 7 của Mỹ

    05:00, 07/08/2022

  • Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, vàng tăng “phi mã”

    Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, vàng tăng “phi mã”

    15:23, 05/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế Trung Quốc suy yếu, vàng giảm giá mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO