Gói tài chính 280.000 tỷ đồng hỗ trợ thiệt hại mùa dịch được phân bổ ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ vừa quyết định tung ra gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng, gói tài khóa 30.000 tỷ đồng và hàng loạt biện pháp khác để giúp doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19.

Chính phủ vừa quyết định tung gói tín dụng 250.000 tỷ đồng

Chính phủ vừa quyết định tung ra gói tín dụng 250.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch COVID-19

Gói hỗ trợ tiền tệ- tài khóa

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày càng lan rộng, có nguy cơ bùng phát tại nhiều quốc gia và tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, dịch COVID-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiều lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, ăn uống, lưu trú, giải trí, nhất là du lịch, bị ảnh hưởng rõ rệt. Một số ngành, lĩnh vực sản xuất bước đầu bị ảnh hưởng, có nơi thiếu hụt lao động tạm thời, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào, gây đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trên địa bàn có dịch phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động.

Trước tình hình nói trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế…

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng); chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công; trình ngay Thủ tướng Chính phủ quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money).

Về phía Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; khẩn trương trình Chính phủ về việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi ngân sách nhà nước, trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30 nghìn tỷ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.

"Phao cứu sinh” cho doanh nghiệp

Việc Chính phủ công bố các gói hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua ảnh hưởng của COVID-19 được các chuyên gia đánh giá cao và cho thấy sự linh hoạt, kịp thời của Chính phủ. Đây là “phao cứu sinh” giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn mùa dịch bệnh.

Theo các tổ chức tài chính quốc tế, khó khăn cơ bản hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam và hộ kinh doanh là dòng tiền, khả năng thanh khoản và vốn lưu động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng chịu tác động lớn, khó ứng phó kịp thời trước các rủi ro như dịch bệnh hiện nay. Trong khi, đây lại là khối doanh nghiệp hiện chiếm trên 98% ở Việt Nam. Do vậy, hỗ trợ và khôi phục sớm khu vực kinh tế này cần được ưu tiên.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV khuyến nghị, NHNN cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn, quy định tiêu chí để xác định đối tượng được hỗ trợ và tiếp tục hỗ trợ gián tiếp như cho vay tái cấp vốn, cho vay trên thị trường mở để các TCTD có thể tiếp cận một phần nguồn vốn chi phí thấp hơn để có điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Trước đó, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng quán triệt tinh thần chỉ đạo là đánh giá tác động đầy đủ, thực hiện hỗ trợ kịp thời, để các gói hỗ trợ đến đúng địa chỉ. Đồng thời, vẫn tính toán đến các vấn đề khó khăn có thể tác động tới hệ thống ngân hàng sau này, bảo đảm biện pháp giám sát, thanh tra đầy đủ không làm méo mó thị trường tín dụng.

Về gói hỗ trợ thuế, các chuyên gia cho rằng, chủ trương của Chính phủ đã có, song cơ quan thuế cần sớm đánh giá mức độ thiệt hại của doanh nghiệp và hộ kinh doanh, trên cơ sở đó đề xuất các chính sách, loại thuế nào cần giảm, phương án giảm cụ thể... nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do dịch COVID-19.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gói tài chính 280.000 tỷ đồng hỗ trợ thiệt hại mùa dịch được phân bổ ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713942512 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713942512 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10