Môi trường ngành Y thiếu “lực hấp dẫn”?

Diendandoanhnghiep.vn Cán bộ y tế cần một sự “an yên” để làm việc, để cống hiến.

>> Lỗ hổng lớn trong ngành Y tế nhìn từ vụ bác sĩ giả

Cá nhân tôi chẳng phải y bác sĩ, chưa từng được đào tạo chuyên môn về y tế, nhưng hiện đang công tác ở một ngôi trường chuyên về khối sức khỏe nên cũng được coi là môi trường y tế. Do phụ trách mảng truyền thông của trường, ngoài thông tin biết được từ những người bạn công tác trong ngành, thì tính chất công việc cũng giúp tôi tiếp xúc, va chạm với nghề theo lẽ tự nhiên hơn.

Dĩ nhiên, sự hiểu hiểu biết của tôi nó không mang tính chủ quan, trực diện như kiểu một bác sĩ, nhân viên y tế đối diện với bệnh nhân hàng ngày. Mà đó là cái nhìn khách quan từ những đợt tuyên truyền, từ những chiến dịch xung kích tình nguyện của sinh viên trường Y, từ những đợt sinh viên đi kiến tập, thực tập ở các bệnh viện, nhà thuốc…

Thông qua nhiều sự kiện đó, giúp tôi trực tiếp đối diện với một bộ phận đội ngũ y bác sĩ, với bệnh nhân và người nhà của họ. Có những ánh mắt trào dâng niềm vui, hạnh phúc, tự hào với nghề, nhưng cũng có những ánh mắt đã thể hiện sự mệt mỏi với cái nghiệp mà họ đang mang. Đặc biệt là giai đoạn đất nước trải qua đại dịch COVID-19 vừa qua.

Nhiều cán bộ nhân viên y tế tham gia chống dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Nhiều cán bộ nhân viên y tế tham gia chống dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Thực tế khác hơn nhiều so với những gì mà người ngoài ngành mường tượng về nghề Y. Đối với những người làm công việc khám, chữa bệnh trực tiếp - đó là mối quan hệ với những cá nhân, những người bệnh cụ thể. Khác với làm việc với hệ thống máy móc, công nghệ, người bệnh là những con người có cảm xúc, biết buồn vui, biết đau đớn và kể cả có cả sự “phản kháng” trong một số trường hợp.

Vâng! Quả thật, khi bước chân vào nghề Y, chẳng mấy ai có thể hình dung được hết những cung bậc cảm xúc, nhiều khi, khó có thể diễn tả hết bằng lời. Nếu ai đó được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề Y, có lẽ ấn tượng chỉ đơn thuần là những đêm trực, những ngày xa nhà của cha mẹ hoặc nhiều hơn nữa, là những câu chuyện đời, chuyện nghề được kể lại.

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 1): Phát súng lệnh vào "thành trì"

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 2): Lộ diện … phần chìm của tảng băng

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 3): Kẽ hở từ “miếng bánh” đấu thầu

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài cuối): Trả giá vì quên lời thề y đức

Nhưng tôi hiểu một điều: Người làm nghề Y luôn cần trái tim biết cảm thông và chia sẻ, nhiều hơn nữa là “cảm” được nỗi đau thể xác và sự bất ổn về tinh thần của người bệnh. Biết, hiểu được điều đó không khó, nhưng để thực hiện trong quá trình hành nghề lại là chuyện không đơn giản.

Thế nhưng, những mặt trái, bất ổn của nghề Y mới thật sự bộc lộ kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Từ sai phạm trong mua sắm trang thiết bị y tế, cho đến đời sống, chế độ của cán bộ, nhân viên ngành Y. Đáng chú ý, nhân lực ngành y tế kể từ khi dịch “lắng xuống” bị hao mòn, tổn thất đáng kể vì số lượng cán bộ y tế xin nghỉ việc, chuyển việc, chuyển ngành, thậm chí có nhiều trường hợp mất việc ngày càng cao.

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 có gần 600 nhân viên y tế tại các cơ sở công lập trực thuộc xin nghỉ việc; năm 2021 có gần 1.000 người; Còn những tháng đầu năm 2022, đã có hơn 400 người xin nghỉ việc.

Bệnh viện Bạch Mai – một trong những bệnh viện lớn của khu vực phía Bắc, chỉ tính riêng trong năm 2020-2021, đã có hơn 200 y bác sĩ nghỉ việc, chuyển việc, trong đó có những người có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hay học vị Tiến sĩ.

Theo dự báo, số nhân viên y tế xin nghỉ việc vẫn chưa dừng lại. Tình trạng cán bộ y tế nghỉ việc xảy ra không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà gần như ở tất cả các tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình… Hiện tượng đó không chỉ phổ biến và rộ lên trong giai đoạn chống dịch nặng nề nhất mà đến bây giờ vẫn còn tiếp diễn.

Một số nguyên nhân được chỉ ra như: Công việc quá nhiều áp lực, đặc biệt là y tế tuyến cơ sở, nhiều nhân viên y tế đã phải đối diện với hội chứng “burned-out” - hội chứng suy sụp về thể chất và tinh thần do quá tải công việc và bị căng thẳng (stress) sau dịch COVID-19.

Hoặc là là chế độ, chính sách đối với nhân viên y tế ngày càng bộc lộ rõ những bất cập, không thỏa đáng. Điều đó khiến sự chuyển dịch nguồn nhân lực y tế từ bệnh viện công lập về các cơ sở y tế ngoài công lập, tư nhân diễn ra mạnh mẽ…v..v.

Vì bị nợ lương, các nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường chăng băng rôn kêu cứu đầy xót xa “hãy cứu lấy blouse trắng”. (Ảnh: LDO)

Vì bị nợ lương, các nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường chăng băng rôn kêu cứu đầy xót xa “hãy cứu lấy blouse trắng”. (Ảnh: LDO)

Hẳn chúng ta chưa thể quên một hình ảnh xót xa liên quan đến chế độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viên Tuệ Tĩnh. Đó là, vì bị nợ lương, các nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường chăng băng rôn kêu cứu đầy xót xa “hãy cứu lấy blouse trắng”.

Một bác sĩ đang công tác tại một bệnh viện công ở Thành phố Hồ Chí Minh  từng cho biết không ít người từ bệnh viện công ra làm bệnh viện tư với mức lương và chế độ đãi ngộ cao hơn, hoặc để làm đúng chuyên ngành mình yêu thích.

Khách quan mà nói, với cơ chế hiện tại ở môi trường Bệnh viện công thì không đủ “lực hấp dẫn” nhân tài ở lại cống hiến. Bởi vì, với đồng lương hiện tại, nhất là tuyến cơ sở có những người chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng, thì ngoài cống hiến thời gian cho xã hội, họ phải chắt chiu, chi li, tính toán về tiền ăn ở, tiền nhà, nuôi dạy con cái. Chính điều này cũng ít nhiều làm nhân viên y tế không còn mặn mà với nghề.

Mặt khác, cũng từ các tuyến y tế cơ sở như trạm y tế, quận/huyện, thì ngoài việc thu nhập, cơ hội phát triển nghề nghiệp của họ cũng khá xa xăm, khó có thể nâng cao tay nghề.

Bên cạnh chế độ chính sách, vấn đề pháp lý cũng được chỉ ra một cách cặn kẽ. Đó là, luật pháp chưa được bao phủ để tạo điều kiện cho bác sĩ làm việc cho đúng. Cán bộ y tế không sợ trực đêm trực hôm, không phải “sợ” trong vấn đề mua sắm trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm, thuốc men cho bệnh nhân, nhưng rõ ràng hành lang pháp lý chưa ổn nên nếu làm thì dễ bị sai phạm.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) lý giải: “Nên nhìn sự việc ở góc độ đúng đắn hơn để điều chỉnh pháp luật. Cán bộ y tế cần một sự “an yên” để làm việc, để cống hiến. Muốn làm được việc này, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cần sớm thay đổi tư duy trong quản lý, vận hành hệ thống y tế; cần có đủ cơ chế để tăng thu nhập cho nhân viên y tế”.

Dù sao đi nữa, lúc này chúng ta không nên lên án hiện tượng chuyển ngành chuyển việc của một bộ phận cán bộ ngành Y,  vì ở khu vực công lập hay khu vực tư nhân, họ đều góp sức cứu chữa người bệnh.

Vấn đề chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận đó là cần phải xem lại chính sách, chế độ, cách thức tổ chức, phân công bố trí công việc ở hệ thống y tế công lập. Bởi sự dịch chuyển này tạo nên những “khoảng trống” trong quá trình vận hành tại các cơ sở y tế công lập. Trong khi đó có một điều chắc chắn rằng, việc tuyển chọn, đào tạo được một bác sĩ giỏi không hề đơn giản.

Khi đó, thiệt thòi lớn nhất vẫn là người dân!

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Môi trường ngành Y thiếu “lực hấp dẫn”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713913470 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713913470 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10