Năng lực cạnh tranh toàn cầu bắt đầu từ tư duy lãnh đạo

Bài: MINH VÂN - Ảnh: Q.TUẤN - B.LOAN 22/08/2022 03:08

Từ một doanh nghiệp địa phương, Tân Hiệp Phát đã phát triển trở thành tập đoàn có sức cạnh tranh toàn cầu.

>>>Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

Chiến lược rõ ràng, kiên định tầm nhìn

Chia sẻ tại Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức, bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: dù còn nhiều khó khăn, thách thức trên con đường phát triển nhưng doanh nghiệp đã và đang nỗ lực để đạt được tầm nhìn, sứ mệnh đã đặt ra.

Theo bà Trần Uyên Phương, điều quan trọng nhất, tập đoàn Tân Hiệp Phát có chiến lược rõ ràng, nhất quán và kiên định để tạo nên sản phẩm và sự tự hào của quốc gia. Điều này nhất quán từ nguyện vọng của tổ chức, được thực hiện xuyên suốt từ năm 1994 cho đến nay. Tân Hiệp Phát mong muốn đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội và là niềm tự hào của người Việt Nam bằng cách xây dựng tập đoàn có Thương hiệu Quốc gia lớn mạnh tầm cỡ quốc tế.

Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương chia sẻ tại diễn đàn

Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương chia sẻ tại Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững”do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức.

Để làm được điều này, theo Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương, Tân Hiệp Phát nhìn thấy cần trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong lĩnh vực thức uống, thực phẩm. Sứ mệnh của tập đoàn là sản xuất kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng châu Á với mùi vị thích hợp, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thoả mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh.

Xuyên suốt nguyện vọng và tầm nhìn thì ý tưởng là "kim chỉ nam" để Tân Hiệp Phát vận hành và hoạt động. Trao đổi lại câu chuyện năm 2011 khi Tân Hiệp Phát được một doanh nghiệp đa quốc gia đề nghị mua lại với giá 2,5 tỷ USD nhưng “chúng tôi đã từ chối lời mời đó và tiếp tục nỗ lực phấn đấu đưa doanh nghiệp phát triển. Chúng tôi tự hào về điều đó và cố gắng gìn giữ” - bà Trần Uyên Phương cho biết.

Từ đó đến nay, Tân Hiệp Phát giữ vững thương hiệu Quốc gia trong 12 năm liên tục. Sau 28 năm thành lập, đây là doanh nghiệp Việt duy nhất trong 5 doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu Việt Nam xây dựng thương hiệu và cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn đa quốc gia. Hiện nay Tân Hiệp Phát là đơn vị đứng thứ 2 trong ngành nước uống và đứng đầu trong ngành nước giải khát có lợi cho sức khoẻ.

Văn hoá và sứ mệnh của người tiên phong

Để tạo ra vị thế hàng đầu, bà Trần Uyên Phương chia sẻ, bên cạnh tầm nhìn, sứ mệnh, Tân Hiệp Phát được dẫn dắt bởi những người lãnh đạo có say mê, hoài bão, dám nghĩ dám làm, có hoài bão. Vì vậy, ngay từ những năm đầu thành lập, công ty luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ, đổi mới sản xuất kinh doanh và xây dựng nền tảng văn hoá doanh nghiệp, góp phần tạo ra những đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn.

Với xuất phát điểm chuyên kinh doanh về mảng bia, nước giải khát có cồn, Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp đầu tiên đạt chứng nhận ISO 9001 từ năm 1994 và đến nay, công ty luôn tự cập nhật, làm mới. Năm 2019 đạt giải vàng chất lượng Việt Nam.

Tiên phong thay đổi công nghệ của ngành nước giải khát đã trở thành niềm tự hào của Tân Hiệp Phát và mỗi lần doanh nghiệp nâng cấp công nghệ, các công ty khác trong ngành nước giải khát phải đầu tư theo. Trong đó, phải kể đến công nghệ Aseptic tiên tiến và hiện đại nhất thế giới mang lại cho người tiêu dùng sản phẩm nước giải khát có thể sử dụng được trong 12 tháng mà không cần dùng chất bảo quản. “Có giàn máy cần 50 chuyên gia làm việc tới 1,5 năm mới lắp ráp và nghiệm thu được vì đó là thiết bị mới, lần đầu tiên có mặt ở châu Á” - nữ doanh nhân cho biết.

Các diễn giả tai diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức (ảnh: Quốc Tuấn)

Các diễn giả tại diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững”  (ảnh: Quốc Tuấn)
>>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 1) Tiếp cận mới về năng lực cạnh tranh 

>>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 2) Định hướng mới của quản trị công ty

Nhanh nhạy nắm bắt xu thế phát triển xanh, tháng 10 năm 2021, ngay trong dịch bệnh Covid-19, đội ngũ kỹ sư, nhân sự người Việt tại tập đoàn đã tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn bằng việc tự lắp ráp thiết bị sản phẩm 3 lớp nhựa tái chế. Đây là sản phẩm mừng 27 năm thành lập công ty và khởi đầu cho nguyện vọng của Tân Hiệp Phát được chung tay tham gia vào kinh tế tuần hoàn.

Theo Phó Tổng Giám đốc tập đoàn, là công ty địa phương, Tân Hiệp Phát hiểu rằng có nhiều điểm cần cải tiến. Những năm trước, công ty đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ quản trị. Tận dụng mùa dịch năm 2021, công ty tăng tốc quá trình chuyển đổi số thông qua việc triển khai hệ thống Amazon cloud; triển khai một phần trong chuỗi cung ứng là SAP - ARIBA kết nối với những nhà cung cấp trên toàn cầu, minh bạch công khai hơn quá trình đấu thầu và làm việc với các đối tác; triển khai quy trình dịch vụ E2E…  

Hiện, trong công ty có hơn 8.000 quy trình và mỗi chu trình được đưa lên cấp độ cao hơn từ đầu vào đến đầu cuối để phục vụ một nhóm khách hàng nhất định, bao gồm khách hàng nội bộ, khách hàng bên ngoài.

“Trong giai đoạn hiện nay, gần như tất cả sản phẩm đều tăng giá dưới sự tác động của tình hình địa chính trị thế giới, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng cao, với việc tiên phong nâng cấp quy trình, công nghệ, Tân Hiệp Phát vẫn giữ ổn định giá bán, góp phần đưa sản phẩm nước uống trở thành mặt hàng thiết yếu với đại bộ phận người tiêu dùng” - bà Trần Uyên Phương cho biết thêm.

Làm sao Tân Hiệp Phát có thể làm được điều đó? Trả lời câu hỏi này, bà Trần Uyên Phương tin rằng đó là nhờ con người - một trong những tài sản rất lớn của tập đoàn. Tân Hiệp Phát nhìn nhận con người với những giá trị cốt lõi được xây dựng bằng thách thức, thử thách mà doanh nghiệp phảu đối mặt để tạo ra những nhân viên phát triển bản thân, vượt qua giới hạn để từ đó tạo ra giá trị lớn hơn cho chính mình và doanh nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm

  • YEG tăng mạnh sau động thái mua vào của ái nữ nhà Tân Hiệp Phát

    YEG tăng mạnh sau động thái mua vào của ái nữ nhà Tân Hiệp Phát

    04:16, 14/01/2022

  • Sản phẩm của Tân Hiệp Phát lần thứ 6 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

    Sản phẩm của Tân Hiệp Phát lần thứ 6 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

    15:03, 26/11/2020

  • Thách thức chính là sự tôi luyện con người Tân Hiệp Phát

    Thách thức chính là sự tôi luyện con người Tân Hiệp Phát

    17:04, 08/11/2020

  • Đoàn đại biểu lớp tập huấn chuyển giao Khoa học công nghệ khu vực Đông Nam Bộ tham quan và giao lưu tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát

    Đoàn đại biểu lớp tập huấn chuyển giao Khoa học công nghệ khu vực Đông Nam Bộ tham quan và giao lưu tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát

    17:09, 10/10/2020

  • Tân Hiệp Phát lãi bằng Pepsi, Coca Cola cộng lại. Thương mại điện tử vẫn

    Tân Hiệp Phát lãi bằng Pepsi, Coca Cola cộng lại. Thương mại điện tử vẫn "khổ" vì đồ giả

    06:28, 09/09/2020

  • Tân Hiệp Phát tồn tại vì phục vụ nhu cầu của xã hội

    Tân Hiệp Phát tồn tại vì phục vụ nhu cầu của xã hội

    09:34, 01/02/2020

  • Lấy cảm hứng từ sân bay Changi - Singapore, Tân Hiệp Phát diệt tư duy “xin cho”

    Lấy cảm hứng từ sân bay Changi - Singapore, Tân Hiệp Phát diệt tư duy “xin cho”

    15:05, 11/12/2019

  • "Nữ tướng" Tân Hiệp Phát chia sẻ ý tưởng tái chế nhựa trên đường đua Long Biên Marathon tại Hà Nội

    11:01, 29/10/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Năng lực cạnh tranh toàn cầu bắt đầu từ tư duy lãnh đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO