Ngành mía đường “kêu cứu”, người nông dân “điêu đứng” trong hội nhập

KHÔI NGUYÊN 02/12/2020 11:00

Nhiều nhà máy đường phải đóng cửa do kinh doanh thua lỗ, hàng chục nghìn nông dân bỏ trồng mía, diện tích trồng giảm mạnh, ngành mía đường nước ta đang thua trên sân nhà trong những năm gần đây…

hii

Diện tích mía của cả nước từ 300 nghìn héc-ta nay giảm xuống còn gần 160 nghìn héc-ta. Hơn nữa, từ hơn 300 nghìn hộ dân tham gia trồng mía, nay chỉ còn khoảng 170 nghìn người trồng.

Theo thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trước đây cả nước có 41 nhà máy đường, đến niên vụ 2019 - 2020 đã có 12 nhà máy phải dừng hoạt động. Ðáng chú ý, diện tích mía của cả nước từ 300 nghìn héc-ta nay giảm xuống còn gần 160 nghìn héc-ta. Hơn nữa, từ hơn 300 nghìn hộ dân tham gia trồng mía, nay chỉ còn khoảng 170 nghìn người trồng. Từ ngày 1/1/2020, khi Hiệp định ATIGA được thực hiện thì ngành mía đường nước ta bước vào "sân chơi" mới và tiếp tục sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức…

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Lê Văn Tam cho biết, đất trồng mía vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Ðây là nguyên nhân chính gây khó khăn để xây dựng cánh đồng lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mía và giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, hạn điền thuê đất ngắn (chỉ từ 3 đến 5 năm) cho nên nông dân không mạnh dạn đầu tư vào sản xuất vì trồng mía phải thuê thầu đất ít nhất 10 năm thì mới thu hồi được vốn đầu tư. Ngoài ra, đất trồng mía chủ yếu là đất đồi, hệ thống thủy lợi ít được đầu tư cho nên diện tích mía chủ động được nước tưới còn rất ít, chỉ 10 đến 15% tổng diện tích; mía trồng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa cho nên ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng.

Đặc biệt, dưới tác động của đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, từ đó dẫn đến giá mía của Việt Nam cũng rất thấp. Giá mua mía thấp khiến nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Đây chính là nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu trong niên vụ vừa qua suy giảm trầm trọng.

Số liệu thống kê trong 10 tháng đầu năm 2020 cho thấy, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh. Sau khi trừ đi lượng đường đã xuất, số lượng đường nhập khẩu tại thị trường trong nước lên đến 884.285 tấn. Số liệu này còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu  là 87,67%. Lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma cũng gia tăng.

hihi

Từ ngày 1/1/2020, khi Hiệp định ATIGA được thực hiện thì ngành mía đường nước ta bước vào "sân chơi" mới và tiếp tục sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức…

Tại Hội thảo “Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới” diễn ra tại Hà Nội ngày 1/12/2020, ông Trần Công Thắng,Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cần rà soát lại các diện tích sản xuất mía và chỉ giữ lại các vùng trồng chiến lược và có hiệu quả; xác định diện tích kém hiệu quả có thể chuyển đổi thì có chính sách khuyến khích và cho phép chuyển đổi; diện tích có lợi thế và phù hợp thì tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để giảm công lao động và tăng tỷ lệ thu hoạch, giảm tổn thất từ đó giảm chi phí trồng mía; xây dựng vùng sản xuất mía tập trung, thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa, cải thiện giống mía nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Ðồng thời, chú trọng sản xuất mía theo hướng liên kết hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân với nhà máy đường để ổn định vùng nguyên liệu, bảo đảm đầu ra ổn định…

Cũng tại hội nghị này, theo Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Nguyễn Văn Lộc, để “cứu” ngành mía đường trong nước và sinh kế của người nông dân trồng mía, Việt Nam hoàn toàn có thể quyết định áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với luật pháp quốc tế và các quy tắc giao thương của WTO đối với ngành đường.

Đây là việc làm chính đáng nhằm bảo vệ ngành sản xuất, giúp tăng thu ngân sách và bảo vệ việc làm cho người trồng mía. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh các nước khác trong khối ASEAN đang áp dụng các biện pháp không chính thống” - ông Nguyễn Văn Lộc chia sẻ.

Thực tế cho thấy các biện pháp phòng vệ thương mại đã được áp dụng đều đem lại hiệu quả tích cực cho các ngành sản xuất trong nước, giúp ngành khắc phục thiệt hại do sự gia tăng của hàng nhập khẩu gây ra, giữ vững và từng bước phát triển các ngành sản xuất trong nước liên quan.

Có thể bạn quan tâm

  • Áp thuế với đường nhập khẩu, bảo vệ ngành mía đường

    Áp thuế với đường nhập khẩu, bảo vệ ngành mía đường

    20:34, 29/09/2020

  • Ngành mía đường chịu “cú đấm kép”

    Ngành mía đường chịu “cú đấm kép”

    11:07, 22/09/2020

  • Doanh nghiệp ngành mía đường nguy cơ mất thị trường trong nước

    Doanh nghiệp ngành mía đường nguy cơ mất thị trường trong nước

    15:30, 14/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành mía đường “kêu cứu”, người nông dân “điêu đứng” trong hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO