Bán đồ cũ, vũ trụ ảo (metaverse) và lạm phát, đó là ba yếu tố bối cảnh then chốt của giới thời trang năm 2022.
>>Ralph Lauren hợp tác Fortnite, khai phá thời trang ảo
Năm 2022 chứng kiến nhiều sự kiện trong giới thời trang. Các giám đốc sáng tạo trong những thương hiệu đình đám như Gucci rời công ty, một số khác như Prada tuyển dụng được giám đốc mới, còn Raf Simons đóng hẳn thương hiệu mang tên mình. Ngoài ra, giới thời trang cũng tiễn biệt một số cái tên mang tính biểu tượng, chẳng hạn Issey Miyake, huyền thoại thời trang Nhật Bản, người vừa qua đời hồi tháng 8.
Tuy nhiên để tóm tắt về các xu hướng lớn nhất thống trị giới thời trang năm 2022, thì có thể gói gọn trong:
Thứ nhất, sự trỗi dậy của bán đồ cũ
Mua đồ mới trở nên “lỗi thời”, vì đây là thời của hàng dùng rồi. 2022 là năm của đồ cũ, xuất hiện ở mọi thương hiệu, từ thời trang nhanh cho đến các hãng xa xỉ.
Sarah Davis, người sáng lập kiêm chủ tịch và COO của công ty thời trang Fashionphile, nói rằng cả nam lẫn nữ đều đang mua sắm những món đồ “secondhand”, và xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển.
Đáng chú ý là các nhà bán lẻ thời trang chọn cách kết hợp với các công ty công nghệ để phát triển nền tảng bán đồ cũ riêng, với mục đích kiểm soát mọi thứ trong hệ sinh thái của mình.
Chẳng hạn Sandro, một nhà bán lẻ hàng xa xỉ của Pháp, đã hợp tác công ty công nghệ Archive để cho ra mắt một nền tảng bán đồ cũ ngang hàng (giao dịch trực tiếp, không qua bên trung gian và bên thứ ba) với tên gọi Sandro Secondhand. Ý tưởng của chương trình này là xây dựng quy trình liền mạch cho người bán và người mua. Đồng thời bằng cách kết hợp với bên thứ ba, Sandro cũng loại bỏ các chi phí tư phí vệ sinh, quản lý, chụp ảnh, niêm yết sản phẩm.
Việt Nam cũng không đứng ngoài trào lưu này. Các nền tảng bán đồ cũ như Lemo hay Jolux cũng gây được một số tiếng vang nhất định trong năm qua.
>>Hãng thời trang Marks & Spencer cho thuê… quần áo
Thứ hai, năm của NFT
Trên toàn cầu, các thương hiệu thi nhau đầu tư vào thị trường NFT, vũ trụ ảo, với những hoạt động như phát hành avatar kỹ thuật số cho các sản phẩm, hoặc tổ chức các sô trình diễn thời trang trên vũ trụ ảo.
Chẳng hạn Rebecca Minkoff quyết định dùng bản trình chiếu CGI để giới thiệu sô diễn Mùa Xuân 2023 của mình. Đây là một phần trong thương vụ hợp tác NFT với Mavion. Sô diễn cũng dành không gian để quảng bá một số NFT được giới thiệu trước đó.
Theo Minkoff, việc đưa NFT vào sô diễn là một hình thức “giáo dục” khách hàng về NFT. Để thấu hiểu NFT thì cần có thời gian. Vậy nên cô và các bên thực hiện nhiều hoạt động giáo dục và kêu gọi mọi người tham gia các sô diễn, để khách hàng có thể đón nhận NFT trong tương lai.
Thứ ba, hàng tồn, lạm phát, chuỗi ứng
Các nhà bán lẻ trải qua một năm 2022 khó khăn, và giới thời trang cũng không ngoại lệ. Các yếu tố như lạm phát, Trung Quốc phong tỏa, đồng đô la Mỹ tăng giá, nguy cơ suy thoái kinh tế chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chúng kéo theo nhiều vấn đề khác như hàng tồn kho dư thừa và khủng hoảng chuỗi cung ứng kéo dài.
Theo một số chuyên gia, để đối mặt với những sóng gió này và vẫn đảm bảo lợi nhuận, các nhà bán lẻ cần giảm tốc độ tăng trưởng, tập trung phát triển các kênh thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu hàng hóa của khách hàng, tăng tương tác với người tiêu dùng. Đồng thời thay vì tiếp thị đại trà, các thương hiệu có thể thực hiện những chương trình khách hàng thân thiết nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng trẻ tuổi hoặc trung niên để củng cố thêm lòng trung thành với thương hiệu của họ.
Có thể bạn quan tâm