Theo nhiều chuyên gia, nhu cầu dầu toàn cầu hiện vẫn có xu hướng gia tăng, nhưng tốc độ tăng hàng năm có thể đã đạt đỉnh.
>> Giá dầu sẽ giao động khoảng 85-88 USD/thùng năm 2024
Sự tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cũng gây ra bất đồng quan điểm giữa IEA và OPEC. Một cơ quan của IEA có trụ sở tại Paris đã đưa ra dự đoán rằng tăng trưởng nhu cầu tất cả các nguồn năng lượng hóa thạch, như dầu, khí tự nhiên và than đá sẽ đạt đỉnh trước năm 2030.
Dự đoán này đã bị OPEC công khai chỉ trích. Gần đây hơn, Tổng thư ký OPEC Haitham Al Ghais đã viết trong một bài báo đăng trên trang web của OPEC rằng, kể từ khi bắt đầu thăm dò dầu mỏ, ngành này đã chứng kiến mức cao kỷ lục về cả cung và cầu dầu. “Ngày nay, nhu cầu dầu đạt đỉnh không thấy trong bất kỳ dự báo ngắn hạn và trung hạn đáng tin cậy nào”, ông Haitham Al Ghais nhấn mạnh.
Trong báo cáo mới đây, IEA đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay ở mức 1,2 triệu thùng/ngày, giảm từ mức 2,3 triệu thùng/ngày năm 2023 do tăng trưởng kinh tế chậm hơn.
“Sau khi sụt giảm năm 2023, tăng trưởng nhu cầu dầu được dự báo sẽ còn giảm tốc hơn nữa và xuống còn 1,4 triệu thùng/ngày trong quý I/2024 và 1 triệu thùng/ngày trong quý II/2024”, IEA cho biết.
Trong đó, nhu cầu sẽ tập trung ở Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ, ba nền kinh tế lớn này được dự đoán sẽ chiếm gần 80% tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, đồng nghĩa với việc xu hướng trong năm 2018-2019 đang quay trở lại khi gần 90% mức tăng trưởng của thế giới nằm ở những nền kinh tế này.
Trong khi đó, OPEC dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu ở mức 2,2 triệu thùng/ngày trong năm nay và 1,8 triệu thùng/ngày trong năm tới.
>> Điều chưa biết về "ẩn số" giá dầu năm 2024
Nhu cầu dầu tăng trưởng chậm lại cũng đã và đang tác động tiêu cực đến giá dầu toàn cầu. Gần đây, thị trường dầu mỏ toàn cầu đã chứng kiến giá giảm rõ rệt. Theo đó, giá dầu thô Brent giảm từ mức cao 90 USD/thùng vào tháng 09/2023 giảm xuống còn 76 USD/thùng và hiện đang giao dịch ở mức 80 USD/thùng.
Phân tích kỹ thuật cho thấy dường như có sự hỗ trợ đáng kể ở mức 65 USD/thùng cho giá dầu thô nhẹ ngọt WTI và 60 USD/thùng đối với giá dầu thô Brent, nếu suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra. Nhận thấy sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu, Goldman Sachs đã giảm dự báo giá dầu năm 2024 xuống mức 80- 81 USD/thùng.
Dự báo này trùng khớp với dự báo của IEA khi tổ chức này dự đoán giá dầu Brent ở mức 82,57 USD/thùng vào năm 2024. Trong khi S&P Global cho rằng 85 USD/thùng đối với giá dầu thô Brent là phù hợp hơn.
Theo nhiều chuyên gia, xu hướng quan trọng nhất cần tuân theo để hiểu rõ hơn về triển vọng giá dầu trong năm 2024 là tình trạng của nền kinh tế toàn cầu vì nhu cầu dầu gắn liền với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Khi OPEC+ giảm sản lượng, không phải vì có nhiều dầu hơn trên thị trường mà là do nhóm này đủ khôn ngoan để thấy trước sự suy thoái sắp xảy ra của nền kinh tế toàn cầu.
Khi chúng ta bước vào năm 2024, các chỉ số kinh tế toàn cầu có vẻ không mấy khả quan, bất chấp những dự báo về khả năng kinh tế Mỹ hạ cánh mềm vẫn rất cao. Như vậy, theo nhiều chuyên gia, giá dầu năm 2024 sẽ có nhiều tiềm năng giảm giá hơn là tăng giá mạnh mẽ, trừ khi có yếu tố xung đột địa chính trị tác động mạnh đến nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm