[GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Phản ứng chính sách để cứu nền kinh tế
Bảo tồn được nền kinh tế qua mùa dịch là cũng vô cùng quan trọng, tiếp đến ngay khi dịch được không chế cần kích hoạt nhanh thị trường trong nước, đặc biệt coi nông nghiệp là phao cứu sinh.
Cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 đang khiến các chuỗi giá trị toàn cầu bị đứt ngãy, bị gián đoạn. Cả cung lẫn cầu ở trong nước và trên thế giới đều bị suy giảm nghiêm trọng.
Cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 đang khiến các chuỗi giá trị toàn cầu bị đứt ngãy, bị gián đoạn. Cả cung lẫn cầu ở trong nước và trên thế giới đều bị suy giảm nghiêm trọng.
Bảo tồn lực lượng
Do thời chúng ta đang sống là một kiểu thời chiến, nên nền kinh tế chúng ta cũng là một nền kinh tế theo kiểu thời chiến. Thời chiến thì kinh tế không phải là ưu tiên số một. Ưu tiên số một tất nhiên là cuộc chiến chống lại kẻ thù. Kẻ thù của cả nhân loại, cũng như của Việt Nam ta trong giai đoạn này chính là dịch bệnh COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần khẳng định chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để chiến thắng dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Với định hướng chiến lược như vậy, nhiều nguồn lực của đất nước đã được huy động để tập trung chống dịch thay vì để phát triển kinh tế. Ai cũng dễ nhận thấy đã cách ly xã hội thì ngành du lịch, ngành giao thông, ngành giải trí, các dịch vụ ăn uống và hàng loạt các dịch vụ xã hội khác lập tức bị ngưng trệ. Suy thoái kinh tế là nguy cơ hoàn toàn có thể nhìn thấy trước.
Để cứu vãn nền kinh tế một loạt chính sách cần phải được đưa ra và thực thi nhanh chóng. Trước hết, đó là chính sách “ngủ đông” để bảo tồn năng lực của nền kinh tế. Cho đến hôm nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn rất phức tạp. Mỹ và Châu Âu vẫn còn đắm chìm trong khủng hoảng. Bao giờ dịch bệnh sẽ chấm dứt vẫn là câu hỏi rất khó trả lời.
Một nền kinh tế mở tối đa như kinh tế nước ta, thì cả cung lẫn cầu đều phụ thuộc rất lớn vào thế giới. Mà thế giới thì đang hoàn toàn bất ổn và chìm dần vào suy thoái. Chúng ta không thể vực dậy nền kinh tế thế giới. Chúng ta chỉ có thể chờ nền kinh tế thế giới phục hồi.
Vậy thì, “ngủ đông” để chờ là chính sách kinh tế quan trọng nhất hiện nay. Các chú gấu ở phương Bắc tồn tại được là vì chúng biết ngủ đông. Khi mùa đông bang tuyết và giá rét đến, chúng sẽ chìm vào giấc ngủ để bảo tồn năng lượng. Nhờ vậy, mùa đông qua đi, chúng lại thức dậy và vươn lên mạnh mẽ hơn xưa. Nếu không biết ngủ đông để bảo tồn năng lượng, chúng sẽ chết rét sau chỉ vài tháng băng giá mà thôi.
Ngủ đông ở đây là cắt giảm, thậm chí đóng băng ngay hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tất nhiên, “ngủ đông” không phải là chết. Các hoạt động duy tu, bảo dưỡng vẫn phải được tiến hành. Dòng tiền cho hoạt động này và cho việc trả lương ở mức tối thiểu cho lực lượng lao động vẫn phải lưu thông như máu.
Để các doanh nghiệp có thể “ngủ đông”, Chính phủ phải cắt giảm, hoãn giãn thuế; các ngân hàng phải cắt giảm lãi suất, phải tái cơ cấu nợ; Bảo hiểm xã hội phải hoãn thu phí; Công đoàn phải ủng hộ việc cắt giảm lương.
Có thể bạn quan tâm
“Vén màn” bức tranh toàn cầu hậu COVID-19
21:45, 09/04/2020
Khó chuyển đổi mạnh sang thanh toán số hậu COVID-19
04:08, 01/04/2020
“Nền kinh tế GIG” và hậu COVID-19
11:00, 27/03/2020
[Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài cuối: Con người phải thích nghi như thế nào?
06:00, 26/03/2020
[Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài II: Đứng yên là một dạng vận động đặc biệt
06:00, 24/03/2020
[Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài I: Từ nghịch cảnh đau buồn
06:00, 23/03/2020
Tỉnh Thừa Thiên Huế: Phát triển ngành du lịch xứng tầm quốc tế hậu COVID-19
00:11, 18/03/2020
Chuỗi cung ứng toàn cầu thời hậu COVID-19 SẼ ĐỊNH HÌNH THẾ GIỚI MỚI
11:30, 12/03/2020
Kích hoạt nhanh thị trường
Nhanh chóng khống chế dịch bệnh ở Việt Nam để kích hoạt trở lại thị trường trong nước. Với những thành tích không ai có thể phủ nhận, chúng ta hoàn toàn có thể khống chế dịch bệnh sớm hơn các nước khác trên thế giới. Khi dịch bệnh đã được không chế, thì cần khích hoạt trở lại thị trường trong nước. Du lịch nội địa, hàng không nội địa, giao thương nội địa, dịch vụ vui chơi, giải trí nội địa… cần được khởi động trở lại nhanh chóng nhất có thể.
Mặc dù thị trường nội địa không giải quyết được mọi nhu cầu của một nền kinh tế hướng ngoại, thì nó vẫn giúp bảo tồn năng lực của nền kinh tế. Ngoài ra, một thị trường với gần 100 triệu dân là không hề nhỏ. Chính sách an sinh xã hội mà Chính phủ đang triển khai cũng đang làm tăng cầu cho thị trường nội địa của chúng ta.
Dựa vào nông nghiệp như dựa vào phao cứu sinh vào hậu phương an toàn để vượt qua khủng hoảng. Trong quá khứ, nhiều lần nông nghiệp đã giúp nước ta vượt qua khủng hoảng. Lần này cũng sẽ như vậy, hàng triệu lao động mất việc làm ở các đô thị, các khu công nghiệp hoàn toàn có thể trở về ẩn náu ở nông thôn. May mắn của chúng ta ở đây là phần lớn những người này chưa hề đánh mất mối quan hệ gắn bó với nông thôn.
Ngoài ra, cho dù dịch bệnh đang làm cho tổng cầu của thế giới giảm mạnh, thì có những thứ cầu vẫn sẽ không bao giờ giảm. Đó là cầu về lương thực, thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp có chất lượng chắc chắn vẫn có thể tìm được thị trường trên thế giới.
Cuối cùng, càng ít tiếp xúc trực tiếp vì dịch bệnh, thì càng nhiều cơ hội cho kinh tế số và ngành shipping (giao hàng) phát triển. Đầu tư cho thương mại số, cho giao hàng tự động đang có được cơ hội vàng để phát triển. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội này. Chính phủ cũng cần cung cấp tầm nhìn và cắt giảm các chinh phí thủ tục có liên quan nhiều hơn nữa.