ĐÓN BẮT CƠ HỘI PHÁT TRIỂN MỚI: Cảng biển có "điểm tựa rót tiền"
Ngoài cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện), cảng biển Việt Nam đang dần “lạc hậu” với xu thế container hóa của thế giới bởi tình trạng phân mảnh, các bến cảng thiếu sự liên thông.
LTS: Tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam lần thứ nhất (VRDF) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện 3 điểm nghẽn chiến lược cản trở sự phát triển là thể chế, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực”. Trong thời gian vàng để phát triển, Việt Nam hóa giải những điểm nghẽn này ra sao?
Phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệt các cảng nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, năng lượng tái tạo... Đây là 1 trong 6 nhiệm vụ tại "Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030" vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt.
Theo ông Hồ Kim Lân, Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, một dự án cảng biển sẽ có vòng đời khoảng 50 năm kể từ khi được xét duyệt. Do đó, để các nhà đầu tư yên tâm “rót tiền” phát triển cảng biển, cùng với quy hoạch giai đoạn, các cấp chức năng cũng phải có kịch bản phát triển dài hạn sau quy hoạch để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, định hướng cho các doanh nghiệp chuẩn bị lộ trình, phương án tài chính tổ chức khai thác, kinh doanh hiệu quả. Để án vừa được Thủ tướng Chính phủ thông qua có thể xem là một bảo đảm cho các nhà đầu tư.
Đề án trên cũng chú trọng việc tăng cường mối liên kết chuyên ngành giữa các cảng lớn trong nước với các cảng khu vực và quốc tế; phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.
Ông Hồ Kim Lân, Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển VN cho rằng, hiện nay, ngoài cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện), cảng biển Việt Nam đang dần “lạc hậu” với xu thế container hóa của thế giới bởi tình trạng phân mảnh, các bến cảng thiếu sự liên thông. Điển hình nhất là tại cụm cảng CM-TV.
Theo ông Lân, kết nối giao thông cũng là “điểm nghẽn” phát triển cảng biển. Chính vì vậy, Đề án đã cơ bản khắc phục những điểm nghẽn về hạ tầng cảng biển như: xây dựng kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp có tính dẫn dắt và hạt nhân cho chuỗi hoạt động dầu khí và khoáng sản; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuỷ sản đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá; Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao ở vùng ven biển thân thiện với môi trường, công nghiệp nền tảng, công nghệ nguồn; Phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và đóng tàu, lọc hoá dầu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ...
Có thể bạn quan tâm
EVFTA - cơ hội mới của chuỗi cung ứng
11:00, 20/05/2020
ĐÓN BẮT CƠ HỘI PHÁT TRIỂN MỚI: Gỡ khó thể chế để đón đầu chuỗi cung ứng mới
23:09, 19/05/2020
Mỹ mời Việt Nam đối thoại với "Bộ tứ kim cương" để tái cấu trúc chuỗi cung ứng
16:40, 12/05/2020
Doanh nghiệp phải biết “chiếm chỗ” trong chuỗi cung ứng mới
12:15, 09/05/2020
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Nâng cấp Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng cơ hội để “hóa Rồng”, “hóa Hổ”
08:00, 09/05/2020
COVID-19 tạo ra những xu hướng mới đối với chuỗi cung ứng thủy sản
11:30, 05/05/2020
Chuỗi cung ứng thực phẩm tại ASEAN mong manh trước đại dịch COVID-19
05:13, 26/04/2020