ĐÓN BẮT CƠ HỘI PHÁT TRIỂN MỚI: Gỡ khó thể chế để đón đầu chuỗi cung ứng mới

Diendandoanhnghiep.vn Dịch COVID-19 đã khiến chuỗi cung ứng thế giới đảo lộn, Việt Nam được nhận định sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần hóa giải những điểm nghẽn nội tại của Việt Nam.

LTS: Tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam lần thứ nhất (VRDF) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện 3 điểm nghẽn chiến lược cản trở sự phát triển là thể chế, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực”. Trong thời gian vàng để phát triển, Việt Nam hóa giải những điểm nghẽn này ra sao?

p/Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy việc rút những chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu ra khỏi Trung Quốc.p/Lắp ráp sản phẩm Apple tại Trung Quốc. Ảnh: S.T

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy việc rút những chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu ra khỏi Trung Quốc. Lắp ráp sản phẩm Apple tại Trung Quốc. (Ảnh: S.T)

Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã được nói đến từ lâu, “chất xúc tác” mang tên đại dịch COVID-19 đang khiến quá trình này trở nên rõ rệt và cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có đón đầu được dòng chuyển dịch này hay không lại cần những chính sách hợp lý, có chọn lọc hơn để không bỏ lỡ.

Chưa thể “tô hồng”

Trao đổi với DĐDN, chuyên gia Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, việc các nhà đầu tư chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh ra khỏi Trung Quốc là điều đã nhận thấy từ lâu với khái niệm “Trung Quốc+1”. Ngay sau khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy vì dịch bệnh, ngay lập tức, chính phủ Mỹ đã hối thúc các doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc. Nhật Bản cũng tung ra gói hỗ trợ 2 tỷ USD để các doanh nghiệp rời Trung Quốc.

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng toàn cầu đang dịch chuyển theo hai hướng, thứ nhất, về chính nội địa các quốc gia này và thứ hai là dịch chuyển tới quốc gia thứ ba ngoài Trung Quốc, ví dụ như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan.

Điều đáng nói, khi phân tích về lợi thế thu hút đầu tư của Việt Nam trong top những quốc gia lý tưởng có thể sẽ đón sóng đầu tư, chuyên gia cho rằng chưa thể “tô hồng”. Theo đó, bốn yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định đầu tư gồm kinh tế vĩ mô ổn định, nhân lực, logistisc và công nghiệp phụ trợ, Việt Nam mới chỉ được đánh giá là đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định.

“Tuy nhiên, nếu so sánh các yếu tố với các quốc gia có cùng lợi thế thu hút đầu tư, Việt Nam không có hệ thống cảng biển và cảng hàng không lớn cho logistics. Hai cảng hàng không lớn nhất là Nội Bài và Tân Sơn Nhất quá tải, hạ tầng xuống cấp trầm trọng mà chưa thể sửa chữa. Hạ tầng đường bộ cũng chưa đồng bộ, chi phí cho giao thông đường bộ nói riêng và chi phí logistics nói chung còn cao”, Chuyên gia Bùi Ngọc Sơn nói.

Hỗ trợ tập đoàn lớn làm bệ đỡ

Trên thực tế, trải qua 3 năm liên tiếp tăng trưởng tốt, dòng vốn FDI đang tiếp tục chảy vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ thì FDI trong năm 2019 có tiềm ẩn nguy cơ khi số lượng dự án tăng 20% nhưng tổng vốn đăng ký đầu tư mới giảm 16%. Như vậy, quy mô dự án FDI vào Việt Nam giảm tới 40%. Các dự án này đa phần có quy mô nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ công nghệ thấp và tạo áp lực cạnh tranh đối với chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng ta đã bỏ lỡ 2 lần đón nhận cơ hội tương tự trong quá khứ. Do đó, cần gấp rút tập trung xây dựng một loạt các chính sách để làm sao xây dựng một nền tảng để thu hút đầu tư chất lượng cao với yêu cầu hoàn thiện về hạ tầng để thu hút.

Nhấn mạnh tới tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, chuyên gia Bùi Ngọc Sơn cho rằng cần có chính sách hỗ trợ các “sếu đầu đàn” là các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lớn. Việt Nam có thể lấy Hàn Quốc làm hình mẫu. Kinh tế Hàn Quốc tiến rất nhanh, trở thành nước đứng thứ 11 thế giới, đó là nhờ các điểm tựa như Samsung, SK, LG, Lotte… Vai trò các tập đoàn lớn đối với nền kinh tế rất quan trọng, mặc dù số lượng ít nhưng đóng góp GDP, xuất nhập khẩu lại là chủ lực.

Cộng đồng doanh nghiệp cũng đề xuất với Chính phủ hỗ trợ, hướng dẫn những vấn đề doanh nghiệp gặp phải khi hội nhập, hoặc hỗ trợ về tài chính, hay lựa chọn và hỗ trợ những doanh nghiệp lớn nằm trong các ngành, lĩnh vực trọng yếu để cạnh tranh, đối ứng với doanh nghiệp nước ngoài nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng hóa trong nước…

Giống như Hàn Quốc từng có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tập đoàn lớn trong nước phát triển mạnh, đủ sức cạnh trạnh và có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết ĐÓN BẮT CƠ HỘI PHÁT TRIỂN MỚI: Gỡ khó thể chế để đón đầu chuỗi cung ứng mới tại chuyên mục Bài báo in của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713495637 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713495637 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10