EVFTA - cơ hội mới của chuỗi cung ứng

Thúy Anh 20/05/2020 11:00

Ngay ngày đầu tiên của kỳ họp Quốc hội thứ 9, khóa XIV (20/5), Quốc hội chính thức thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA).

EVFTA có những tác động tích cực trong ngắn hạn đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhóm cổ phiếu dệt may, da giày và thuỷ sản

EVFTA có những tác động tích cực trong ngắn hạn đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhóm cổ phiếu dệt may, da giày và thuỷ sản

Hiệp định được ký kết tại thủ đô Hà Nội ngày 30/6/2019 và là được Nghị viên Châu Âu đã phê chuẩn ngày 12/2/2020. Theo ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), ngành dệt may có thể kỳ vọng khi các nhà đầu tư nước ngoài thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng, họ sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, nhất là chuỗi nguyên phụ liệu. “Bắt tay” hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài trong chuỗi cung ứng, ngành dệt may có thể tự chủ được nguyên phụ liệu đầu vào, từ đó nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Trước thông tin Quốc hội Việt Nam sắp phê chuẩn EVFTA, ông Nicolas Audier, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam khẳng định: “Hiệp định mang tính lịch sử này được phê chuẩn và thực hiện thành công sẽ giúp phát triển hoạt động thương mại của Việt Nam với thị trường tiêu dùng lớn ở châu Âu, tăng cường vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng quốc tế, thu hút nhiều nguồn đầu tư mới”. Ông Nicolas Audier cho rằng, với việc đa dạng hóa thị trường theo cách này, Việt Nam sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn truyền thống, cũng như giảm thiểu thiệt hại do xung đột thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ở những nơi khác trên thế giới.

Với hàng trăm dòng thuế xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu sẽ về mức 0% sau khi EVFTA có hiệu lực, Bộ Công Thương cho rằng, nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này sẽ được hưởng lợi như: Dệt may, da giầy, thủy sản, điện tử - máy vi tính… Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hiệp định sẽ là cú hích để xuất khẩu tăng trở lại trong nửa cuối năm nay cũng như thời gian tới.

Theo các chuyên gia, EVFTA là thỏa thuận ổn định nhất đối với Việt Nam vì đưa ra các quy tắc chặt chẽ hơn, yêu cầu tất cả các đối tác phải tuân thủ. Điều đó có nghĩa sẽ có ít cơ hội hơn để các nước theo đuổi chính sách thu về lợi ích ngắn hạn, dù có chủ ý hay không.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội nâng cao vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu, vượt hẳn khỏi các lợi thế như chi phí lao động thấp hay nguồn lực nông nghiệp dồi dào, để hướng tới việc chuyển giao công nghệ và tận dụng kỹ năng của lực lượng lao động trẻ. 

Có thể bạn quan tâm

  • EVFTA: Cơ hội chỉ dành cho những doanh nghiệp chủ động

    EVFTA: Cơ hội chỉ dành cho những doanh nghiệp chủ động

    09:41, 20/05/2020

  • EVFTA: Thời cơ vàng đã đến!

    EVFTA: Thời cơ vàng đã đến!

    06:15, 20/05/2020

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 20/05/2020: EVFTA - cơ hội mới của chuỗi cung ứng

    ĐIỂM BÁO NGÀY 20/05/2020: EVFTA - cơ hội mới của chuỗi cung ứng

    06:05, 20/05/2020

  • "Liêu xiêu" vì COVID-19, EVFTA có "giải nguy" được cho ngành dệt may?

    06:00, 20/05/2020

  • Hiệp định EVFTA:

    Hiệp định EVFTA: "Xung lực" cho hồi phục kinh tế hậu COVID-19

    05:40, 20/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
EVFTA - cơ hội mới của chuỗi cung ứng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO